Hỏi: Bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn ở gà có khác nhau không? Cách phòng trị như thế nào? (Trần Thanh Quý - Thôn Kỳ Dương, xã Tương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Đáp:
Bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn do Typhusavium là 2 bệnh riêng do hai vi khuẩn Samonella pullorum và Samonella gallinarum gây ra, nhưng có tính chất gần tương tự nên trong chăn nuôi thường áp dụng chung biện pháp phòng trị.
Bệnh lây lan do tiếp xúc con bệnh, vật nhiễm, và cả truyền dọc từ gà mẹ lây cho đời sau qua trứng nhiễm khuẩn bạch lỵ.
+ Bạch lỵ gà con mới nở hoặc sau vài ba hôm có triệu trứng rõ ủ rũ, lim dim mắt, kêu chiêm chiếp liên hồi, túm lại dưới đèn sưởi, bỏ ăn, có con thở khò khè vì nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Phân gà thối loảng, vàng lục, rối xám trắng, cuối cùng trắng như vôi, có trường hợp bị tắc hậu môn.
Bệnh tích điển hình bệnh này ở gà con là gan sưng to, màu vàng đỏ có vệt xuất huyết, lấm tấm hoại tử xám trắng. Lách sưng và hoại tử lấm tấm, tim cũng có nốt hoại tử có thể to 1 - 2mm.
+ Bạch lỵ ở gà lớn thường ở thể ẩn không rõ triệu trứng. Gà tiêu chảy, suy nhược, xù lông, ăn kém, giảm đẻ, rồi ngưng đẻ. Buồng trứng có thể viêm tích nước hoặc trứng ròi trong xoang bụng, cho thấy bụng to, xệ kéo dài.
Bệnh tích điển hình ở gà lớn là buồng trứng thoái hóa, biến dạng, méo mó, màng bọc trứng dày lên, mạch máu nổi rõ khác thường. Có trứng non không còn màu vàng biến thành màu khác lạ.
Ở gà trống dịch hoàn méo mó, có nốt xám hoại tử bên ngoài, tim có điểm hoại tử.
Bệnh thương hàn ở gà lớn tỷ lệ chết cao 20 - 75%, tiêu chảy nặng, phân màu lục có khi lẫn tia máu, gan sưng to, tụ huyết nặng, túi mật căng đầy mật màu sẫm.
Cách phòng và trị bệnh:
Ở gà giống phải phát hiện gà bệnh sớm loại thải bằng lấy máu kiểm tra phản ứng ngưng kết bạch lý.
Ở gà đẻ đường tiêm vacxin chết để phòng, cho gà thịt, gà hậu bị uống nước pha kháng vào những ngày tuổi đầu. Kháng sinh chỉ có tác dụng khỏi bệnh trên lâm sàng mà không thể diệt tận gốc vi khuẩn.
Để phòng bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn có hiệu quả, phải làm tốt 5 bước sau:
1. Điều quan trọng nhất là nhiệt độ úm phải đảm bảo cho gà luôn luôn đủ ấm trong suốt thời gian úm, đặc biệt lưu ý nhiệt độ về ban đêm, nên dùng bóng hồng ngoại, trấu dày 8-10 cm
2. Cho uống UNILYTE VIT-C ngay khi bắt gà về liều 2-3 gr/1lít nước, trong 6 -8 giờ đầu trước khi cho ăn
3. Khi bắt đầu cho ăn, nên cho ăn ít một, gà ăn hết cho nhịn 30 phút mới tiếp tục cho ăn, không cho gà ăn quá no.
4. Dùng ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3 - 4h/ ngày
5. Dùng kháng sinh: KOLERIDIN liều 100gr/1tấn TT/ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.
Điều trị:
- Xử lý tốt môi trường bằng vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát trùng ANTISEP liều 3ml/lít nước, phun vào khu vực trong và ngoài chuồng nuôi.
- Kiểm tra thức ăn, nước uống.
- Cho ăn hạn chế, ăn ít một, ăn nhiều bữa/ngày.
- Rắc SAFE GUARD lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi.
- Cách 1:Dùng COLI-200 liều 100gr/500kg TT/ngày.
- Cách 2: AMPICOL liều 100gr/2 tấn TT/ngày.
- Cách 3: GENTADOX liều 100gr/1tấnTT/ngày.
Liệu trình 3 - 5 ngày, ngày đầu dùng liều gấp 1.5 lần liều điều trị, chia lượng thuốc trong ngày cho uống làm 2 lần sáng - chiều, các ngày tiếp theo dùng đúng liều chỉ định.
Bước 3: Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng:
-UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, dùng 3h/ ngày
-ALL – ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày
-HEPATOL liều1ml/1lít nước, uống liên tục trong quá trình điều trị giúp giải độc gan, thận.