00:00 Số lượt truy cập: 2669150

Bệnh sưng rễ su hào, bắp cải ở Đà Lạt 

Được đăng : 03/11/2016

Nguyên nhân là do một loại nấm gây ra có tên gọi là: Plasmodiophora brassicae. Bệnh hại ở rễ và phần gốc ở dưới đất tạo nên những u bướu sần sùi có bề mặt nhẵn, bên trong các u cá màu trắng và cứng.


Sau một thời gian bị bệnh các u sưng chuyển sang màu nâu, cùng lúc đó một số vi khuẩn kí sinh bậc hai xâm mhập làm cho rễ bị thối mục, sau khi bị bệnh cây chuyển sang màu vàng, lá dày mát độ bóng, sinh trưởng chậm và chết dần. Trên ruộng có nhiều ổ bệnh, các ổ bệnh cây chết dần ra xung quanh tạo thành các ổ bệnh có hình tròn. Bệnh sưng rễ gây hại nhiều loại cây trồng và cây trong họ hoa thập tự.

Cơ quan sinh trưởng của nấm là thể hợp bào Plasmodium, các u sưng thối mục giải phóng bào tử vào trong đất, cho nên nguồn bệnh tồn tại trong đất từ năm này qua năm khác, bào tử nấm lan truyền nhờ nước tưới trong quá trình chăm sóc cây. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi bào tử nảy mầm xâm nhập vào rễ cây bắp cải, su hào mới. Nấm có thể gây hại ở tất cả ácc thời kỳ của cây, song thời kỳ cây con nấm gây hại nặng nhất.

Bệnh sưng rễ bắp cải phát sinh mạnh ở đất có độ pH 5,5-6,5, đất có độ ẩm tương đối cao, ở những nơi đất trũng, ẩm thấp, đất chua, nhiệt độ 19-250C bệnh phát sinh rất nhanh. Để phòng trừ bệnh này phải kết hợp chọn giống kháng bệnh và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, cần chú ý biện pháp cải tạo đất. Đất vườn ươm và đất trồng phải chọn nơi cao ráo, những nơi đất đã bị nhiễm bệnh phải xử lý đất vườn ươm trước khi gieo hạt 10-15 ngày bằng Foocmol 3%, tưới 5-10 lít/m2. Đất trồng đại trà nên áp dụng biện pháp bón vôi để cải thiện độ chua của đất, có thể rắc vôi bột trước khi trồng cây con, sau đó bừa, cầy lên luống, có thể tưới nứơc vôi 8-15% trực tiếp vào gốc sau khi trồng ra ruộng. Phải tiến hành luân canh, không trồngbắp cải và các cây họ hoa thập tự kế tiếp nhau liên tục, thông thường sau 4-5 năm phải luân phiên cây trồng một lần. Trên đồng ruộng khi thấy cây bị bệnh xuất hiện cần phải nhổ cả gốc rễ đem tiêu hủy để diệt trừ nguồn bệnh./.