00:00 Số lượt truy cập: 2667261

Bệnh thối trái ớt 

Được đăng : 03/11/2016
Trên trái ớt vào giai đoạn từ già đến chín, trong mùa mưa thường có những vết đen trên trái, làm trái bị thối và rụng. Đó là bệnh gì, cách phòng trị?

Bệnh thường gây hại trên trái từ già đến chín. Nếu giống mẫn cảm, bệnh gây hại cả trên trái non, nhất là trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn.

   Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục và lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.
   Nếu vết bệnh có màu trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng là do nấm Colletotrichum spp. gây ra (colletotrichum gloeosporioides; C.capsici; CacuTatum; C.cocodes).
   Nếu bệnh do nấm Volutella sp. Gây ra thì vết bệnh có màu đen không có vòng đồng tâm, bên trong có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi.
   - Nếu tồ tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem tiêu hủy.
   - Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong 2-3 năm.
   - Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.
   - Tránh trồng ớt trong mùa mưa và nên trồng ớt chỉ thiên để hạn chế được bệnh.
   - Phun thuốc Copper B, benlat C50 WP, Dithane M45, Mancozeb 80 WP, Antracol 70 WP, Daconil 75 WP…0.2-0.5 % khi bệnh gây hại.