00:00 Số lượt truy cập: 2662987

Bọ xít xanh hại cam quýt 

Được đăng : 03/11/2016
Triệu chứng gây hại

Chủ yếu gây hại trên cam, quýt, chanh. Bọ xít tấn công trái khi còn rất nhỏ. Cả ấu trùng và thành trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị hại trái sẽ chuyển màu vàng, chai cứng và rụng sau đó. Đặc điểm hình thái Thành trùng có màu xanh lá cây, bóng với chiều dài cơ thể 20-22 mm, chiều rộng 15-16 mm. Kim chích hút dài đến cuối bụng. Rìa ngực trước có 2 gai nhọn, hai bên mép bụng có rìa răng cưa. Chính giữa mặt bụng có một đường nổi rõ rệt. Ấu trùng có 5 tuổi, ấu trùng mới nở dài khoảng 2,5-3 mm. Ở các tuổi khác, ấu trùng đều có màu vàng tươi, trên ngực, cánh và bụng có nhiều đốm đen, các đốm rất to và đen sẫm ở tuổi nhỏ, khi ấu trùng lột xác lớn lên các đốm nhỏ dần. Mầm cánh của ấu trùng tuổi 5 đã lộ rất rõ bên ngoài cơ thể. Trứng rất tròn, mới đẻ có màu trắng trong, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, khi sắp nở, trứng có màu đen trên phần đầu. Đặc điểm sinh học và sinh thái * Vòng đời: - Trứng: 6-8 ngày - Sâu non: 25-29 ngày - Trưởng thành: có thể sống trên 1 tháng. Thành trùng thường hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Bọ xít tấn công trái khi trái còn rất nhỏ, cả ấu trùng và thành trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ vàng, chai và rụng. Nếu trái lớn bị hại, trái có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác. Thiên địch của bọ xít Thiên địch của trứng bọ xít xanh là các loài ong ký sinh như: Trissolcus latisulcus, Anastatus spp, nhện bắt mồi, nấm ký sinh Beuveria. Ngoài ra kiến vàng cũng có khả năng khống chế sự gây hại của bọ xít một cách đáng kể. Biện pháp phòng trừ - Bắt bằng vợt buổi sáng khi bọ xít ít hoạt động. - Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ các ổ trứng trên mặt lá. - Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina. - Có thể xịt thuốc: Trebon, Fenbis, Isoprocarb (Mipcide…), Isoprocarb (Bassa…), Cypermethrin (Sherpa…),… Chú ý việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi phát hiện các ổ bọ xít non và tiêu diệt chúng.