Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, có tiểu khí hậu khác xa với các tình đồng bằng. Mùa khô ẩm độ quá thấp, mùa mưa lại quá cao. Biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch quá lớn (khoảng 150C). Trong khi đó máy ấp trứng sản xuất đại trà, cũng như phương pháp úm gà con từ trước tới nay không phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên. Kỹ sư Phạm Văn Long đã có sáng kiến: “Cải tiến máy ấp trứng và phương pháp úm gà con cho phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên”. Đây là giải pháp nâng cao khả năng ấp trứng và gây giống gà ta trên địa bàn Tây Nguyên.
Tốt nghiệp khoa chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông nghiệp II từ đầu thập niên tám mươi của thế kỷ trước, về công tác tại Trại giống gia súc của tỉnh Gia Lai, nay đang công tác tại Chi cục Phát triển Nông thôn. Tuy hiện nay không làm công tác giống, nhưng sự đam mê với nghề nghiệp đã thấm vào máu thịt của anh. Chứng kiến nhiều hộ gia đình đã sử dụng máy ứng trứng, cũng như úm gà theo phương pháp thông thường hiệu quả không cao, lại tốn kém. Bao công sức anh đã tìm ra được nguyên nhân: Do điều kiện đặc thù của Tây Nguyên mùa khô ẩm độ quá thấp, mùa mưa lại quá cao. Biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch quá lớn (khoảng 150C) nên các máy ấp trứng quy mô trung bình do các thành phố lớn sản xuất về Gia Lai có nhiều chỉ tiêu nhiệt độ, ẩn độ không thích hợp nhu cầu phát triển của phôi gà dẫn đến tỷ lệ ấp nở thấp, cũng như phương pháp úm gà theo phương pháp úm sớm nên hiệu quả không cao. Không chịu bó tay, kỹ sư Long đã tìm ra giải pháp khắc phục được nhược điểm trên là đã “Cải tiến máy ấp trứng và phương pháp úm gà con cho phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên”. Cải tiến máy ấp trứng: Kỹ sư Long đã sáng chế công cụ tạo ẩm phù hợp với điều kiện khí hậu Tây Nguyên: Anh nhận thấy máy ấp trừng thông thường tạo ẩm bằng khay nước để đáy tủ ấp, có nhược điểm làm cho ẩm độ phần đáy ở giai đoạn ấp cuối của máy ấp đa kỳ luôn cao hơn phần trên của máy nên không phù hợp với yêu cầu sinh lý phát triển của phôi gà. Kỹ sư Long đã sử dụng máy bơm hồ cá cảnh để tạo mưa nhân tạo, tăng độ ẩm cho máy ấp. Máy bơm được đặt trên thố nhựa dài 30 cm, rộng 20cm, sâu 10cm. Trên nắp thố gắn một tấm nhựa có khoan nhiều lỗ như lỗ dần gạo. Nước được bơm lên mặt dần tạo những giọt mưa, nước trong thố luôn sủi bọt như nước sôi, làm tăng độ bốc hơi. Với tủ dạng đứng, kết cấu trên được treo sát phía dưới nóc tủ ấp và cho hoạt động bằng nguồn điện 220V. Nước sạch đươc chêm hàng ngày ở mức 2/3 chiều cao của thố. Từ đó ẩm độ máy ấp trong các mùa đều đảm bảo. Không dừng ở đó, kỹ sư Long còn tạo nhiệt độ chuẩn, ẩm chuẩn trong máy ấp trứng nhân tạo. Để chủ động tạo ra dụng cụ thuận tiện, có đủ độ tin cậy, anh đã tự hiểu chỉnh và căn nhiệt, căn ẩm cho đồng hồ chuẩn đáp ứng nhu cầu máy ấp trứng theo điều kiện Gia Lai. Sử dụng loại đồng hồ đo ẩm và nhiệt hình tròn nhỏ dễ đặt trong vỉ trứng của máy ấp. Anh công phu dùng đồng hồ đo trực tiếp gà mái ấp để xác định nhiệt độ, ẩm độ gọi là “chuẩn gà mẹ”. Anh để nhiệt độ phía trên, phía dưới cao hơn nhiệt độ gà mẹ ấp 0,3 độ, ở giữa bằng nhiệt độ gà mẹ ấp, rồi hiệu chỉnh các đồng hồ khác theo đồng hồ chuẩn đã xác định. Từ đó xác định nhiệt độ ấp phù hợp qua nhiệt kế rượu màu có tính ổn định cao. Sáng kiến trên đã làm tăng tỷ lệ trứng nở cao hơn 10% so với máy thông thường, lãi ước tính 1,4 triệu/mẻ ấp. Cải tiến phương pháp úm gà con: Đó là phương pháp Úm gà muộn bằng đèn tiết kiệm điện và cung cấp nhiệt sử dụng lò đốt mùn cưa có hệ thống ống dẫn hơi toả nhiệt. Đối với Tây Nguyên, việc ngừng úm gà ta sớm hiệu quả rất thấp, kỹ sự Long đã sáng tạo ra cách úm muộn. Đó là úm theo hai giai đoạn: Úm lồng và úm thứng. Giai đoạn úm lồng đảm bảo 1m2 chuồng chiếu 50W điện cho 50 gà con, kéo dài 25-30 ngày tuồi tuỳ theo mùa; giai đoạn úm thứng trên nền trấu, thời gian nuôi 1-1,5 tháng tuỳ theo mùa. Về chiếu sáng, sử dụng bóng đèn compact, đèn LED, hoặc dung tấm lợp tôn sáng, Phương pháp này tiết kiệm được 70% chi phí điện so với phương pháp truyền thống; Về cung cấp nhiệt, sử dụng lò đốt bằng mùn cưa, trấu có hệ thống ống dẫn hơi nhiệt và có bóng đèn phụ trợ qua rơ le nhiệt bằng thuỷ kế thuỷ ngân rẻ tiền. Hệ thống dẫn hơi nóng vào chuồng gà làm bằng chất liệu dẫn nhiệt tốt và bố trí dích giắc đều khắp, hướng lên cao tằng khả năng toả nhiệt. Nếu sự cố nhiên liều trong lò hết, nhiệt độ xuống thấp, rơ le sẽ tự đóng mạch bật bóng đèn sởi ấm bổ sung. Phương pháp úm gà muộn đã làm tăng tỷ lệ gà sống lên 20% so với úm sớm… Lợi ích của sáng kiến là đã tránh được các rủi ro, thiệt hại có thể mắc phải trong chăn nuôi gà. Giải pháp trên đã đoạt giải Ba trong “Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia lai lần thứ V (2010-2011)” vừa qua. |