Tiến sĩ Vincent Martin, thuộc Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), khẳng định nguyên nhân chính khiến virus cúm gia cầm lan truyền nhanh chóng từ nước này sang nước khác là do quá trình trao đổi thương mại gia cầm sống và sản phẩm gia cầm.
Theo ông Marco Barbieri - quan chức Chương trình Môi trường LHQ, kể cả việc người nhiễm cúm gia cầm di chuyển cũng đóng vai trò lớn hơn so với chim di trú trong việc phát tán virus H5N1.
Ông Barbieri nhận định những thông tin thiếu chính xác về việc chim di trú phát tán virus cúm gia cầm đã dẫn đến những chính sách sai lệch như tiêu hủy chim di trú, tàn phá môi trường sinh thái của chim di trú tại các khu đầm lầy.
* Hôm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết virus “H5N1 Phúc Kiến”, dòng virus cúm gia cầm mới, có khả năng kháng lại các loại văcxin hiện hành, không biến đổi đến mức có thể dễ dàng lây lan từ người sang người.
WHO kêu gọi chính quyền Trung Quốc chia sẻ các mẫu virus H5N1 Phúc Kiến nhằm sớm sản xuất văcxin phòng ngừa.