Trong đó, một trong những nội dung chính là phải đảm bảo giữ vững 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha là đất lúa từ 2 vụ trở lên, có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh trong thời gian từ nay tới năm 2020. Đồng thời, việc quy hoạch giữ lại các vùng sản xuất lúa nước của các địa phương phải phù hợp và thống nhất với quy hoạch sử dụng đất của cả nước.
Theo báo cáo tổng hợp về hiện trạng đất lúa của 63 địa phương trực thuộc trung ương, hiện tổng diện tích đất lúa của cả nước chỉ còn gần 4,1 triệu ha. Bên cạnh việc phải phân bổ quỹ đất lúa cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo Bộ NN-PTNT, từ nay tới năm 2020 và 2030, sẽ có lần lượt là 5.700ha (vào năm 2020) và 19.900ha (vào năm 2030) đất lúa bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu, bắt buộc cả nước phải giữ lại 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó ĐBSCL giữ vai trò chủ lực với khoảng 1,83 triệu ha.