00:00 Số lượt truy cập: 2994489

Đầu tư tái sản xuất hiệu quả - bí quyết thành công 

Được đăng : 03/11/2016

Đó là một trong những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình sản xuất của giáo dân Nguyễn Thất ởthôn Thạch Hà 2, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận.


Những năm gần đây, xác định nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, nhất là đối với các cây trồng vật nuôi, đặc biệt là cây mía với tính chất, hiệu quả và sự phù hợp thổ nhưỡng của cây trồng chủ lực. Nhận thức sâu sắc điều này, gia đình ông đã chủ động chọn đất, giống, phân… để đầu tư sản xuất nhiều loại cây trồng như mía, sắn, bắp, lúa… trong đó cây mía với diện tích 21 ha, mỳ với diện tích 08 ha, ngoài ra còn có các cây trồng khác như bắp, lúa khoảng 03 ha.

Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các bộ Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện, Ban Khuyến nông, Hội Nông dân xã Quảng Sơn về kỹ thuật trồng mía, mỳ, bắp… cùng với việc học hỏi của bản thân, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa tất cả các quy trình từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và chủ động ký hợp đồng với nhà máy thu mua chế biến cây mía, việc sản xuất của gia đình ông đã mang lại năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Chỉ tính riêng vụ mùa năm 2010-2011, tổng thu nhập từ mía của gia đình ông đạt 1,2 tỷ đồng, trừ tất cả chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng, cây mỳ lãi 100 triệu đồng.

Hàng năm gia đình còn tạo điều kiện giúp đỡ cho 10 hộ nông dân nghèo tại địa phương bằng cách cho mượn giống, vốn để đầu tư sản xuất, không tính lãi; tạo công ăn việc làm thời vụ cho lao động địa phương mỗi năm từ 6.500 đến 7.000 công lao động với mức chi trả theo thỏa thuận bình quân từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/người/ngày.

Ngoài ra, gia đình ông còn làm thêm dịch vụ thu mua nông sản (mỳ) cho bà con nông dân trong xã theo thỏa thuận, góp phần tạo thuận lợi cho bà con nông dân trong việc tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Ngoài việc chăm chỉ lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, ông cùng với gia đình luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương. Tham gia và làm tốt công tác xã hội, sống và làm việc vui vẻ hòa đồng với mọi người, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, tiên phong trong các phong trào của Hội Nông dân và các phong trào khác của địa phương. Ông tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng tinh thần đoàn kết và gia đình văn hóa. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo khoa học do các ngành, các cấp tổ chức đề mạnh dạn tìm hướng đi phù hợp trong lao động sản xuất, tạo năng suất chất lượng cao.

Ông vận động các thành viên trong gia đình luôn thực hành tiết kiệm, có lối sống lành mạnh, không vi phạm đạo đức xã hội, tham gia và thực hiện tốt phong trào gia đình nông dân văn hóa tại địa phương.

Ông chia sẻ, để có được thành công trước hết là phải tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế đồng ruộng. Phải thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, theo dõi biến chuyển của khí hậu để chủ động trong việc phòng ngừa những ảnh hưởng đến sản xuất. Biết tích góp và đầu tư tái sản xuất để năm sau cao hơn năm trước, tạo nền tảng kinh tế bền vững. Và cuối cùng là phải có tấm lòng nhân hậu, tham gia và làm tốt công tác xã hội; biết giáo dục cho con cháu và vận động nhân dân chăm chỉ lao động sản xuất sẽ thu được “quả ngọt” từ haibàn tay và khối óc của mình./.