Mặc dù so thời điểm giữa tháng 8, diện tích lúa bị nhiễm bệnh VLLXL đã giảm khoảng 700 ha, nhưng vẫn còn cao.
Ðáng lo ngại nhất là diện tích lúa nhiễm bệnh VLLXL nặng (từ 20 đến 80%) hiện vẫn ở mức cao với 3.800 ha. Ổ dịch tập trung tại các tỉnh Ðồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Long An, TP Cần Thơ.
Trong khi đó, diện tích lúa thu đông nhiễm rầy nâu lại tăng từ 25.500 ha lên 27.000 ha. Tổng diện tích lúa thu đông vùng ÐBSCL nhiễm bệnh VLLXL và rầy nâu lên tới gần 36.000 ha, chiếm tới 11% diện tích gieo sạ toàn vùng (315.000 ha).
Nhằm hạn chế thiệt hại, các tỉnh ÐBSCL tiếp tục vận động nông dân theo dõi diễn biến rầy trên đồng và đã phun thuốc thêm trên diện tích 5.800 ha để diệt rầy nâu.
Dự báo từ nay đến cuối tháng 8, rầy nâu, bệnh VLLXL còn khả năng gây nguy hại cao trên lúa hè thu muộn, lúa thu đông. Rầy còn tiếp tục di trú từ tỉnh này qua tỉnh khác trong vùng và từ ÐBSCL đến miền Ðông Nam bộ.
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các tỉnh ÐBSCL tiếp tục củng cố công tác phòng trừ dịch rầy nâu, VLLXL với các biện pháp tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ, đặc biệt chú ý giám sát ruộng đồng chặt chẽ, không để xảy ra cháy rầy trên lúa hoặc lan rộng bệnh VLLXL.
Bộ nhắc nhở các tỉnh có gieo sạ lúa thu đông phải làm tập trung theo vùng, né rầy, sắp xếp thời vụ để sau khi thu hoạch lúa thu đông phải còn khoảng thời gian cách vụ với vụ đông xuân 2008 - 2009 đồng thời xử lý hạt giống lúa mùa bằng thuốc để bảo vệ mạ non, kiên quyết hủy mạ và gieo sạ lại ngay, nếu phát hiện mạ nhiễm rầy nâu, bệnh VLLXL.