Chiều qua 30/7, Cục Thú y xác nhận, Long An là tỉnh thứ 5 (sau Quảng
Dịch lợn “tai xanh” ở Long An phát ra tại hai xã Long An và Mỹ Lộc thuộc huyện Cần Giuộc. Tình hình dịch lợn “tai xanh” thực sự đáng lo ngại, khi mà tình trạng giết mổ, vận chuyển lợn vẫn chưa được kiểm soát, kể cả ở TPHCM.
Giết mổ lậu: Mùa làm ăn!
Theo Chi cục Thú y TPHCM, hiện toàn TP chỉ có 37 cơ sở giết mổ được phép hoạt động, trong đó có 32 cơ sở giết mổ lợn, 2 cơ sở giết mổ lợn và bò. Nhưng qua ghi nhận thực tế của Chi cục Thú y TP cũng như các đơn vị giết mổ uy tín như VISSAN,
Theo một chủ lò mổ ở quận 12, trong những ngày qua, khi dịch lợn “tai xanh” bùng phát, những điểm giết mổ lậu hoạt động trở nên nhộn nhịp hơn. Có những điểm mỗi đêm giết mổ tới 20- 30 con và nhanh chóng phân phối về các chợ vùng ven, thậm chí có điểm còn giết mổ vào ban ngày.
Cũng theo chủ lò mổ này, nguồn lợn không còn chủ yếu từ các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh nữa mà các điểm giết mổ lậu đang ráo riết tìm mối gom hàng từ các khu vực miền Trung đang có dịch lợn “tai xanh” vì … giá bán như cho.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TPHCM, TP chỉ đủ khả năng cung cấp 15-20% nhu cầu thực phẩm tươi sống nguồn gốc động vật, trong khi đó bình quân nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật của TP hiện nay khoảng 1.000 tấn/ngày, tương đương với 550 con trâu bò, 10.000 con lợn, 57.000 con gia cầm và 3 triệu quả trứng.
Như vậy, nếu tính riêng thịt lợn thì TP chỉ đáp ứng chưa tới 5% và điều đương nhiên là nguồn lợn cung cấp chủ yếu vẫn là từ các tỉnh khác đổ về. Riêng lượng lợn được giết mổ từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai đưa về hai chợ đầu mốiphân phối là An Lạc (quận Bình Tân) và Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) bình quân mỗi ngày cũng tới 2.096 con.
Tuy nhiên, đó là những con số thống kê được, còn thực tế số lượng lợn lậu cung cấp về các chợ vùng ven, chợ tại các khu dân cư lao động không thể kiểm soát hết.
Tràn lan nuôi lợn “ký gửi”
Để hợp thức hóa cung cấp lượng lợn cho thị trường thành phố, các thương lái đã đến từng nhà dân ở khu vực ngoại thành để “hợp đồng” nuôi lợn theo kiểu ký gửi.
Ông Phan Xuân Thảo- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết: Thương lái nhập lợn từ các tỉnh khác đến, thả vào chuồng nhà dân sau khi 2 bên thống nhất giá cả về việc cho thuê chuồng, chi tiền hoa hồng, công chăm sóc và yêu cầu “nhận” là lợn của nhà mình khi có cơ quan chức năng hỏi đến.
“Từ kiểu làm ăn theo ký gửi như vậy, đến nay TPHCM đã trở thành một trong những “điểm nóng” về dịch vụ này và đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh lợn tai xanh ra địa bàn”- Ông Thảo cho biết.
5 quận huyện “nóng” nhất về tình trạng này là quận 12 với 27 hộ nuôi theo kiểu ký gửi, huyện Bình Chánh có 127 hộ với hơn 12 nghìn con; còn lại huyện Hóc Môn có 10 hộ, Củ Chi có 8 hộ và đặc biệt là quận Bình Tân với con số hơn 434 hộ với tổng số 23.400 con.
Ông Thảo cho biết, những quận huyện có người dân nuôi lợn theo kiểu này rất dễ xảy ra dịch bởi nguồn gốc lợn khi được điều tra đều cho biết nhập từ các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, việc xử lý các hộ nuôi này cũng gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng làm ăn đều núp bóng người dân.
Kiểm soát không dễ!
Trước nguy cơ dịch lợn “tai xanh” tràn vào TP, UBND TP đã có chỉ đạo Chi cục Thú y phải quản lý chặt đàn gia súc tại chỗ, tăng cường giám sát dịch bệnh thú y đến từng hộ, trại chăn nuôi, kiên quyết ngăn chặn và xử lý triệt để lợn từ các tỉnh đang có dịch.
Tuy nhiên, theo Chi cục Thú y TPHCM và các cơ quan chức năng việc kiểm soát như chỉ đạo là hết sức khó khăn. Theo ông Phan Xuân Thảo- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y, để đối phó với việc kiểm tra, những điểm giết mổ biến tướng thành những “lò mổ di động” ngay tại chuồng chăn nuôi, những khu vực dân cư phức tạp…
Thậm chí đối tượng còn cho người do thám trước khi vận chuyển, chia nhỏ hàng để vận chuyển và sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người” khi bị phát hiện.
Trong khi đó, các điểm giết mổ lậu có hẳn đội quân giao hàng, bỏ mối hoạt động liên hoàn và khép kín. Ông Thảo cho rằng khi nào ở các vùng dịch “nội bất xuất ngoại bất nhập” thì gia cầm ở các vùng dịch mới không tỏa đi các tỉnh được.