00:00 Số lượt truy cập: 3041959

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ẤP TRỨNG AN TOÀN SINH HỌC TẠI CAN LỘC 

Được đăng : 03/11/2016

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Can Lộc đã chú trọng đến công tác chuyển giao kỹ thuật, du nhập nhiều giống gia cầm mới vào chăn nuôi, từ đó nâng cao số lượng, chất lượng đàn gia cầm, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Với địa hình có nhiều sông, hồ, diện tích ruộng trũng lớn, hơn thế nữa nghề nuôi vịt đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều hộ hông dân đã phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm.


       Đến nay, huyện Can Lộc có trên 450 ngàn con gia cầm các loại (gà, vịt ngan, ngỗng), trong đó vịt 260 ngàn con, chiếm gần 58% tổng đàn gia cầm. Phần lớn người dân nuôi vịt đẻ trứng nhằm cung cấp trứng, con giống cho các địa phương. Cùng với phát triển chăn nuôi gia cầm, nghề ấp trứng của bà con nơi đây cũng phát triển mạnh. Trung bình mỗi xã có từ 2-3 lò ấp trứng gia cầm, với công suất từ 2-9 ngàn quả trứng trên mẻ ấp, mỗi ngày có hàng ngàn quả trứng được xuất bán ra thị trường. Nhiều nhất là trứng vịt lộn, việc ấp nở con giống tuỳ theo thời vụ và nhu cầu của người chăn nuôi chủ lò mới cho ấp nở nhiều hay ít. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi gia cầm cũng như ấp trứng đang còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính truyền thống, việc ứng dụng kỹ thuật mới, giống mới vào chăn nuôi đang còn chậm, chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung theo phương thức an toàn sinh học (ATSH) chưa được đầu tư, chưa tạo ra con giống tốt, sạch bệnh, vì vậy dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác thời gian gần đây tình hình dịch bệnh phát sinh ở nhiều địa phương đã làm thiệt hại đến kinh tế cho các hộ chăn nuôi, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi gia cầm.

         Để tạo điều kiện cho người dân ấp trứng đảm bảo ATSH theo Quyết định 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, năm 2008, Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh đã hỗ trợ xây dựng mô hình ấp trứng ATSH tại xã Tùng Lộc huyện Can Lộc. Đây là địa phương có đàn vịt nuôi lớn, nhiều hộ ấp trứng gia cầm. Trung tâm đã hỗ trợ các loại vật tư như: Máy phát điện, cửa sắt, hoá chất: Formol, vôi bột... Ngoài ra, hộ tham gia còn được tập huấn về kỹ thuật ấp trứng, vệ sinh thú y trứng trước khi đưa vào ấp, công tác tiêu độc khử trùng, cách chọn vịt lấy trứng để ấp, phương pháp chọn lọc và bảo quản trứng, xông trứng, trở trứng, đặt trứng, lên khay trứng, soi trứng và kỹ thuật nuôi gia cầm mới nở…

       Để hình thành công, cán bộ kỹ thuật Trung tâm đã chọn các hộ tham gia hình có những điều kiện như: địa điểm ấp trứng xa khu vực dân cư, trường học, bệnh viện, chợ, cơ quan và các nơi công cộng khác. Về vệ sinh thú y, trứng đưa vào ấp phải được sản xuất từ các đàn gia cầm bố mẹ khoẻ mạnh, an toàn dịch bệnh, đã tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm theo quy định; có nơi để xử lý gia cầm con chết, trứng hỏng, vỏ trứng và các chất thải khác; tiêu độc khử trùng định kỳ; dụng cụ ấp trứng, phương tiện vận chuyển trứng, gia cầm con phải được tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng ... Bước đầu hình đã kết quả tốt, giúp cho người dân tiếp cận với những kỹ thuật mới trong ấp trứng an toàn sinh học, từ đó hạn chế dịch cúm gia cầm xẩy ra trên địa bàn, góp phần phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

         Ông Nguyễn Hữu Tuệ, xóm Đông Vinh xã Tùng Lộc cho biết: trước đây gia đình chỉ làm theo truyền thống, chưa áp dụng những kỹ thuật mới về cách xông trứng, lên khay, trở trứng, soi trứng... nên trứng thường thối ở giai đoạn cuối mới biết làm mất thời gian, tốn công sức do đó tỷ lệ ấp nở thấp chỉ đạt 60-65%, các chất thải sau khi ấp không được xử lý nên gây ô nhiễm cho môi trường... Sau khi được Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư hỗ trợ mô hình ấp trứng, tỷ lệ nở đạt trên 85%, những không đạt tiêu chuẩn, trứng thối, hỏng được loại bỏ từ trước, đặc biệttrứng đưa vào ấp đều lấy từ những đàn gia cầm đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin nêngia cầm nở ra khoẻ mạnh, có độ đồng đều cao, vì vậy hiện nay nhiều hộ đến đặt mua trứng lộn cũng như con giống ngày càng nhiều. Ông Đặng Hữu Long - Phó chủ tịch UBND xã Tùng Lộc khẳng định: Thông qua mô hình ấp trứng ATSH tại địa phương đã mang lại hiệu quả cho nông dân, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được chuyển giao, từ đó đã giúp cho các hộ chăn nuôi nắm vững vấn đề then chốt trong ấp trứnggia cầm. Hơn thế nữa mô hình còn là điểm để cung cấp con giống tốt, góp phần tạo cho ngành chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao./.