00:00 Số lượt truy cập: 2638315

HND Phú Thọ: 2 năm thực hiện, chương trình phối hợp với Sở KHCN 

Được đăng : 03/11/2016

Sau 2 năm thực hiện, chương trình phối hợp giữa Sở KHCN và Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần đưa khoc học công nghệ đến gần hơn với hội viên, nông dân.


Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức truyền thông cho cán bộ, hội viên nông dân thấy rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống, vai trò sự tác động của hệ thống tổ chức Hội Nông dân trong việc hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất. HND tỉnh đã phát hành 28.000 bộ tài liệu tuyên truyền về khoa học - công nghệ để nông dân nghiên cứu, tìm hiểu vận dụng vào phát triển sản xuất; giới thiệu 110 gương tốt việc tốt cho hội viên nông dân tham quan học tập. HND tỉnh trực tiếp phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chuyển tải 320 bộ tài liệu thông tin khoa học công nghệ để hội viên nông dân ứng dụng.

Thông qua các Câu lạc bộ, nhóm hộ sở thích, các cấp Hội đã tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho sản xuất và đời sống của nông dân. Đã vận động và thành lập được 26 câu lạc bộ, nhóm hộ cùng sở thích với 782 hội viên, hoạt động của CLB nhóm hộ có tôn chỉ mục đích riêng gồm: Câu lạc bộ khuyến nông, CLB dân số, CLB pháp luật, CLB hoa cây cảnh, các nhóm hộ: sản xuất giỏi, chăn nuôi, rau an toàn…vv

Các cấp Hội đã phối hợp mở được trên 800 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng phân bón sử dụng chế phẩm sinh học, hầm biogas cho 65.000 lượt hội viên nông dân tham gia. Trực tiếp phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ mở được 04 lớp về kỹ thuật chăn nuôi cho hội viên, nông dân. Các cấp Hội Nông dân đã phối hợp, hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như: đưa diện tích lúa lai vào sản xuất đạt 15,4 ngàn ha (bằng 47% diện tích gieo cấy). Ứng dụng quy trình kỹ thuật bón phân NPK khép kín với khối lượng trên 10.000 tấn cho trên 12.000 ha tạo ra năng suất bình quân 58,8 tạ/ha/vụ.

Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp trong 2 năm 2011-2012 xây dựng được 22 mô hình mới: lúa lai ở Tân Sơn, ngô ở Thanh Thủy, Rau an toàn ở Việt Trì, Đậu tương ở Cẩm Khê, nuôi bò lai Sind ở Tân Sơn, nuôi lợn lửng ở Yên Lập, nuôi cá ở Việt Trì, sử lý rác thải ở Lâm Thao, Đoan Hùng, xử lý chất thải trong chăn nuôi ở Thanh Sơn, chế biến tương ở Thanh Thủy, làm bún bánh ở Đoan Hùng, chế biến chè ở Phù Ninh…vv. Trực tiếp phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng được 01 mô hình chăn nuôi tại thành phố Việt Trì.

Thông qua các mô hình tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho nông dân mở rộng phát triển sản xuất đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, nâng cao đời sống giảm nghèo bền vững./.