00:00 Số lượt truy cập: 2669705

Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo và Phục vụ Lâm Nghiệp và Nông nghiệp vùng cao 

Được đăng : 03/11/2016
Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo và Phục vụ Lâm Nghiệp và Nông nghiệp vùng cao

Ngân sách
(01/2003–12/2006)
CHF 8.750.000 (khoảng USD 7.000.000)

Ngân sách cộng dồn
(05/1994–12/2006)
CHF 23.090.000 (khoảng USD 18.472.000)

Cơ quan chủ quản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) – Việt Nam

Đối tác
Cục Phát triển Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên-Huế và Đắc Nông

Cơ quan thực hiện
Helvetas, Zurich – Thụy Sĩ

Địa điểm dự án
Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên-Huế và Đắc Nông – Việt Nam

Bối cảnh
Mặc dù đã thực hiện cải cách kinh tế trong nhiều năm, nhưng vùng cao vẫn nằm trong số các khu vực nghèo nhất ở Việt Nam. Do đó, Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo của Chính phủ tập trung vào công tác khuyến nông và khuyến lâm ở vùng sâu vùng xa để cải thiện sinh kế cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo và Phục vụ Lâm Nghiệp và Nông nghiệp vùng cao là pha tiếp theo của Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội, LNXH (1994–2002). Pha này được xây dựng dựa trên Chương trình hỗ trợ LNXH và nhằm củng cố các thành quả đạt được của chương trình này. Pha này tập trung định hướng lại từ Giáo dục Lâm nghiệp sang Khuyến Nông, Khuyến Lâm và Đào tạo, giảm nghèo, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành nông lâm nghiệp.

Mục tiêu chung
Thiết lập được các hệ thống đào tạo và khuyến nông, lâm theo nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế phục vụ nông dân vùng cao nhằm góp phần quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và cải thiện sinh kế hộ gia đình.

Mục tiêu cụ thể

  • Cải thiện sinh kế bằng cách giới thiệu nội dung và phương pháp khuyến nông, lâm theo nhu cầu và tăng cường năng lực thể chế địa phương;
  • Phát triển dịch vụ đào tạo và khuyến nông, lâm hiệu quả và bền vững;
  • Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng và điều phối hệ thống nghiên cứu, khuyến nông, lâm, giáo dục, đào tạo;
  • Lựa chọn củng cố một số kết quả của pha trước.

Phương pháp tiếp cận
Tiến hành xây dựng chương trình khuyến nông, lâm tổng hợp theo hướng tiếp cận có hệ thống với cơ cấu chặt chẽ. Xác định các khâu chủ chốt trong lập kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và các quy trình khuyến nông, lâm làm cơ sở cho chương trình đào tạo như quy hoạch sử dụng đất, phân bổ đất rừng, bảo vệ rừng, quy hoạch quản lý rừng, phát triển công nghệ có sự tham gia, phân tích và phát triển thị trường, quy hoạch phát triển làng/xã. Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm và các mô hình điển hình trong đào tạo và khuyến nông, lâm. Các đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nông, lâm và các tổ chức địa phương (chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức quần chúng, khu vực tiếp thị và khu vực tư nhân và hộ kinh doanh) đều tham gia vào dự án và tư vấn chính sách cho chính quyền xã, tỉnh và trung ương.

Kết quả đã đạt được và kết quả mong đợi
Chương trình hỗ trợ LNXH đã góp phần đáng kể đưa phương pháp tiếp cận hệ thống vào công tác giáo dục và đào tạo LNXH, thử nghiệm và điều chỉnh các phương pháp sáng tạo trong khuyến nông, lâm, khuyến khích phương pháp tiếp cận có sự tham gia và nêu ra nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.
Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo và Phục vụ Lâm Nghiệp và Nông nghiệp vùng cao sẽ dựa trên các kết quả đạt được để khuyến khích phương pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống, hình thành chương trình đào tạo và khuyến nông, lâm theo nhu cầu, xác định, tài liệu hóa và phổ biến các mô hình điển hình và tăng cường mối liên kết giữa giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông, lâm.

Điểm nổi bật của dự án
Nhờ có các kết quả khả quan và kinh nghiệm thu được từ Chương trình Hỗ trợ LNXH, pha tiếp theo có thể dựa vào một mạng lưới đối tác chặt chẽ ở cấp quốc gia, tỉnh, huyện và xã. Pha này cũng thu được nhiều kinh nghiệm xây dựng phương pháp có sự tham gia tại cấp cơ sở (Phát triển Kỹ thuật có sự tham gia, Nhóm Nông dân Quản lý Rừng v.v.) cũng như các phương pháp tiếp cận Phát triển Thể chế và Nhân lực.

Mạng lưới đào tạo Lâm nghiệp Xã hội hiện đang hoạt động như một đơn vị cung cấp dịch vụ một cửa. Mạng lưới này gồm bảy đối tác (có 100 thành viên hoạt động tích cực) trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khuyến nông, lâm. Tập hợp được nhiều nguồn năng lực đa dạng và có tác dụng tương hỗ lẫn nhau.

Hai năm rưỡi đầu tiên của Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo và Phục vụ Lâm nghiệp và Nông nghiệp vùng cao được đánh giá vào tháng 6 năm 2005 và các kết quả đánh giá đáng khích lệ. Tuy một vài hoạt động được đề xuất còn cần phải củng cố hơn nữa nhưng nhìn chung dự án đang đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

Thông tin và ấn phẩm
Website của dự án cung cấp thông tin hữu ích về các phương pháp và chiến lược mà dự án đã áp dụng. Các công cụ đã được phát triển có thể tải về từ http://www.etsp.org.vn

Địa chỉ liên hệ
Giám đốc Dự án Quốc gia 
Cố vấn Trưởng Kỹ thuật  
Ban Quản lý Dự án  
Khách sạn La Thành 
218 Đội Cấn, Hà Nội, Việt Nam 
Tel.:      +84 4 832 98 33 
Fax:      +84 4 832 98 34 
E-mail: etsp.office@hn.vnn.vn