00:00 Số lượt truy cập: 2997174

Hội viên nông dân làm giàu từ cây chè 

Được đăng : 03/11/2016
Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp cho nhiều gia đình hội viên nông dân có nguồn vốn đầu tư trong chăn nuôi, cải tạo, thâm canh cây trồng, mạng lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công tác giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình hội viên nông dân Nguyễn Thị Chính, thôn Gò Củi, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.


                  Bà Chinh đang hái chè


Nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây chè của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, gia đình hội viên nông dân Nguyễn Thị Chính là một trong những hộ cận nghèo của thôn. Cũng như các hộ gia đình khác trong thôn đều tham gia trồng chè, tổng diện tích chè của gia đình hiện có 2 ha, trong đó có 1,7 ha chè hạt Trung Du, 03 ha chè lai giâm hom PH1 và LP2. Diện tích chè trung du được trồng từ những năm 1993, 1994, trồng tự phát không theo quy trình kỹ thuật, chè hạt,
chăm sóc và canh tác thiên về khai thác, hàng năm không được đầu tư đúng mức dẫn đến, sau khi khai thác được vài năm cây chè già cỗi, chết từng mảng, độ đông đặc không đồng đều, năng suất giảm, thu nhập thấp. Trước thực trang đó, đầu năm 2011 thông qua tổ chức Hội Nông dân xã, gia đình bà Nguyễn Thị Chính được Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng với lãi suất thấp để đầu tư cải tạo và thâm canh nương chè, theo quy trình trồng lại và tra dặm, chè lai, đào rãnh, ép xanh cành lá, sử dụng phân hữu cơ là chính. Qua quá trình thực hiện, cây chè trẻ, khoẻ, phát triển mạnh, cho nhiều búp, năng suất chè tăng lên rõ rẹt. Năm 2011 - trước lúc cải tạo, năng suất đạt 5 đến 6 tấn chè búp tươi/ha/năm, năm 2012 - sau khi cải tạo tăng lên 12 tấn/ha/năm. Năm 2013 tăng lên 15 tấn/ha/năm, năm 2014 ước tính đạt 15 tấn/ha/năm. Qua tâm sự, bà Chính cho biết, nhờ có tham gia dự án Cải tạo thâm canh nương chè, đã giúp cho gia đình nắm được quy trình kỹ thuật, chăm sóc, tái tạo lại cho cây chè trẻ khoẻ, nắm vững quy trình kỹ thuật thu hái, sử dụng thuốc bảo vệ đúng hưỡng dẫn, bởi vậy năng suất, chất lượng, chè búp được nâng lên rõ rét. Công tác vệ sinh nương chè cũng được thực hiện thường xuyên, không con bao bì thuốc bảo vệ thực vật, túi ly long trên nương chè. Việc tiêu thụ cũng vì thế mà được thuận lợi, giá cả ổn định, gia đình từ hộ cận nghèo đã vươn lên hộ khá trong thôn.


Từ dự án này, bà con nhận thấy hiệu quả kinh tế cao đã tích cực cải tạo thâm canh nương chè già cối, chuyển đổi giống chè địa phương sang trồng giống chè lai hom, thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái và bảo vệ thực vật. Qua đó năng suất cây chè ở đây hàng năm đều tăng. Năm 2013 năng suất chè bình quân đạt 15 tấn/ha/năm, cá biệt có diện tích chăm sóc tốt đạt đến 20 tấn/ha/ năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của thôn xuống dưới 5% , tỷ lệ hộ khá và giầu chiếm trên 60%./.