Trong ấn phẩm thường niên tựa đề “Triển vọng lương thực”, FAO công bố sản lượng lương thực thế giới dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay do giá cả lương thực tăng cao thúc đẩy sản xuất và điều kiện thời tiết thuận lợi.
Mức sản lượng này dự báo sẽ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong ngắn hạn và bổ sung một lượng lớn vào nguồn lương thực dự trữ vốn đang cạn kiệt của thế giới.
Nhưng tổ chức FAO cũng cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp của nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước đang phát triển.
Ông Concepcion
Điều này khiến các nhà sản xuất lương thực dè dặt hơn trong việc đưa ra các quyết định. Một nguy cơ thực tế có thể dễ dàng nhận thấy là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, con người sẽ phải giảm nhu cầu lương thực của mình và do vậy số người bị đói có thể tăng thêm nữa”.
Báo cáo này cũng cho thấy nền nông nghiệp thế giới hiện đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và những thách thức lớn trong dài hạn. Đó là những khó khăn về đất đai và nguồn nước, đầu tư cho hạ tầng nông thôn và nghiên cứu nông nghiệp thấp, giá vật tư nông nghiệp tăng cao và mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu còn hạn chế.
Để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của dân số toàn cầu sẽ lên tới hơn 9 tỷ người vào năm 2050 (hiện tại là khoảng 6 tỷ) , sản lượng lương thực thế giới phải tăng gần gấp đôi.
Dân số gia tăng chủ yếu tại các nước đang phát triển và khu vực đô thị có mức tăng lớn hơn. Do đó, lực lượng lao động nông thôn cần phải có trình độ sản xuất cao hơn. Điều này đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, máy móc, đào tạo kỹ năng sản xuất cho người nông dân và thiết lập chuỗi phân phối hiệu quả hơn.