00:00 Số lượt truy cập: 2637632

"Kỹ sư" của nông dân 

Được đăng : 03/11/2016
Tên tuổi Bùi Hữu Nghĩa, hội viên ND xã Long Thạnh, Ủy viên BCH Hội ND huyện Thủ Thừa (Long An) gắn liền với thương hiệu máy gặt xếp dãy và gặt đập liên hợp.



Trong niềm vui thu hoạch lúa chính vụ đông xuân được mùa, trúng giá, chúng tôi vô vùng Đồng Tháp Mười để thêm một lần chứng kiến mối liên kết giữa Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Bùi Hữu Nghĩa với ND trong khâu thu hoạch.

Anh hùng càng phải cố gắng nhiều hơn

Bùi Hữu Nghĩa tâm sự: "Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới do Nhà nước phong tặng vừa là vinh dự vừa kích thích tôi nuôi ý chí, hoài bão vươn lên đi xa hơn trên bước đường đồng hành với bà con ND". 10 năm (1984-1994) ông sản xuất được 1.000 máy gặt, xếp dãy cung cấp cho ND. Năm 1995, trước tình hình khan hiếm nhân công trong khâu thu hoạch và nhận thấy máy gặt xếp dãy không còn phù hợp, Bùi Hữu Nghĩa nghĩ đến sản xuất máy gặt đập liên hợp. Sau một thời gian vừa học vừa làm, năm 2000, ông cho ra lò chiếc máy gặt đập liên hợp đầu tiên. Bữa đưa máy xuống ruộng gặt thử, ông mời hội viên trong chi hội đến xem ông trình diễn. Khi ông đang vận hành máy, ông Nguyễn Văn Chúng-Chủ nhiệm HTXNN Suối Hiệp 1, huyện Diên Khánh (Khánh Hoà) dẫn 14 ND và cán bộ vô tham quan cơ sở sản xuất máy gặt của ông Nghĩa. Thấy máy mới, ông Chúng liền ký hợp đồng mua luôn 2 máy gặt đập đầu tiên. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này đã thúc giục Bùi Hữu Nghĩa quyết tâm sản xuất máy gặt đập liên hợp không chỉ phù hợp với đồng đất ĐBSCL mà cả đồng ruộng miền Đông, miền Trung. "Cùng với sản xuất máy gặt đập xếp dãy, từ năm 2000-2004 tôi còn làm được 30 máy gặt đập liên hợp"- ông Nghĩa cho biết.


Để kịp thời bổ khuyết những yếu điểm của máy, ông lên Tây Ninh, ra Khánh Hoà, xuống Cần Thơ, Đồng Thápナ trực tiếp xem máy của mình hoạt động, lắng nghe ý kiến đóng góp của ND. Ông còn mời các nhà khoa học ở Bộ NN&PTNT vô "nuôi cơm" cả tháng ròng cùng ông tìm giải pháp tối ưu để thiết kế các bộ phận "khó tính" của máy. Được các nhà khoa học động viên, ND cổ vũ, ngày 22-6-2006, Bùi Hữu Nghĩa đưa sản phẩm ký hiệu GĐLH-154 của mình xuống nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) tham gia cuộc bình tuyển máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức. Sau 10 ngày "đấu xảo" cùng với 8 đơn vị có sản phẩm cùng loại, kết quả máy GĐLH-154 của Bùi Hữu Nghĩa cùng với máy MGD-120 của Vinapro và máy 4LZ của Trung Quốc đạt điểm tối ưu (100 điểm), được Bộ NN&PTNT đóng dấu chất lượng khuyến khích ND chọn sử dụng. Trong vòng 3 năm (2004 -2006), cơ sở của ông đã sản xuất được 90 máy GĐLH-154.

Liên kết tay ba


Ông Nguyễn Tấn Tài - ND xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) có 4ha lúa đông- xuân. Nhờ thực hiện các biện pháp "né rầy nâu" nên lúa được mùa, lại trúng giá, ông quyết định sang đặt mua một chiếc máy gặt đập liên hợp của ông Nghĩa. "Máy của anh Chín Nghĩa 8 giờ gặt được 2,6 ha. Trừ chi phí nhiên liệu, công lao động, khấu hao máyナ tôi vẫn lãi 2,5 triệu đồng"- ông Tài cho biết. Theo tính toán của ông Tài, giá 1 chiếc máy tương đương 40 tấn thóc (90 triệu đồng), sau một vụ đem máy đi gặt mướn sẽ thu hồi toàn bộ vốn. Ông Nghĩa thông tin với chúng tôi: "NHNo& PTNT tỉnh Đồng Tháp đã chi 10 tỷ đồng cho ND vay mua máy nông nghiệp, mức vay bằng 60% trị giá máy, không lãi suất trong 2 năm. Đây là hình thức liên kết giữa doanh nghiệp- nông dân - chính quyền, tạo cơ hội để tôi tiếp tục đồng hành cùng ND thu hoạch lúa".

Trước Tết Đinh Hợi vừa qua, ông Nghĩa lập dự án vay 1 tỷ đồng ngân hàng. Toàn bộ số máy gặt đập liên hợp chế tạo từ nguồn vốn này ông dành bán cho ND theo phương thức trả chậm, không tính lãi trong 4 tháng. Ông Nguyễn Văn Sáu - Chủ tịch Hội ND huyện Thủ Thừa thông tin: Đầu tháng 3-2007, ngân hàng đã giải ngân cho ông Nghĩa 300 triệu đồng...