00:00 Số lượt truy cập: 3193467

Làm giàu từ mô hình VACR 

Được đăng : 03/11/2016

Anh là Bùi Văn Chung, người dân tộc Mường ở tại thôn Ninh Ngoại, xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình


Trước những năm 2000 gia đình anh thuộc diện hộ nghèo và có hoàn cảnh khó khăn (Bố bị bệnh hiểm nghèo, mẹ già yếu, gia đình đông anh chị em...). Xã An Bình là một trong 5 xã thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Trước hoàn cảnh đó, cũng như bao gia đình nông dân khác, bản thân anh và gia đình luôn trăn trở, suy nghĩ làm cách nào để có đời sống no đủ, ổn định và vươn lên làm giàu. Với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, các thành viên trong gia đình tích cực lao động và làm mọi việc có thể để tích lũy nguồn vốn như: vừa duy trì làm ruộng vừa đi làm thuê, kết hợp chăn nuôi nhỏ... Cùng với việc đi tìm hiểu, học hỏi cách làm giàu của nông dân các vùng lân cận. Nhận thấy ưu thế của địa phương mình là diện tích đất rừng rộng và nguồn nhân lực dồi dào nên anh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất. Với nguồn vốn vay 2 triệu từ Quỹ hỗ trợ nông dân của tổ chức Hội Nông dân và 5 triệu của Ngân hàng CSXH, cùng với số vốn gia đình tích lũy được, anh vay mượn thêm anh em, bạn bè để bước đầu sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Năm 2001 các thành viên trong gia đình tập trung đóng gạch thủ công và đốt gạch bán cho bà con nhân dân địa phương cộng với khai phá đồi hoang, đất trống trồng được 3 ha rừng và nuôi 2 cặp bò.

Năm 2000 cả 2 vợ chồng anh tham gia sinh hoạt Hội Nông dân, qua đóthường xuyên được tiếp cận với các tiến bộ Khoa học kỹ thuật do Hội Nông dân các cấp tổ chức; cùng các thành viên trong gia đình tích cực ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế. Hưởng ứng các phong trào do Hội phát động đặc biệt là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và làm giàu chính đáng” , luôn tranh thủ mọi điều kiện, tích cực học hỏi và lấy ngắn nuôi dài. Nhận thấy sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ không ổn định, gia đình anh ngày càng mở rộng đất sản xuất và phát triển chăn nuôi. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các buổi tọa đàm, đọc các sách báo và tài liệu có liên quan; không ngừng học hỏi kinh nghiệm làm ăn, thường xuyên nâng cao kiến thức và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế, theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, lấy chăn nuôi hỗ trợ trồng trọt, đồng thời kết hợp giữa 3 lĩnh vực kinh tế: kinh doanhdịch vụ - chăn nuôi - phát triển kinh tế rừng. Đến nay gia đình anh đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp: Chăn nuôi, trồng rừng và kinh doanh dịch vụ, với quy mô lớn mang lại thu nhập năm sau cao hơn năm trước

Kết quả những tháng ngày bền bỉ lao động sản xuất, mồ hôi công sức bỏ ra đã thu được những thành quả. Cụ thể năm 2010: Tổng doanh thu:1,705 tỷ đồng từ: đàn bò 10 cặp sinh sản doanh thu 65 triệu đồng; đàn dê 12 cặp sinh sản doanh thu 30 triệu đồng; 45 đàn o­ng doanh thu 20 triệu đồng; 5,8ha mặt nước thả cá doanh thu 100 triệu đồng,) rừng 26ha: doanh thu 290 triệu đồng; kinh doanh và dịch vụ xây dựng: 1,2 tỷ đồng; Thu nhập bình quân năm 2010 đạt 9,25 triệu đồng/khẩu/tháng;Năm 2011 cho tổng doanh thu:1,875 tỷ đồng trong đó: Chăn nuôi 245 triệu đồng gồm: đàn bò 11 cặp sinh sản doanh thu đạt 75 triệu đồng; đàn dê 14 cặp sinh sản doanh thu 35 triệu đồng; o­ng 60 đàn doanh thu 30 triệu đồng; 06 ha mặt nước thả cá doanh thu đạt 105 triệu đồng,) Rừng 27ha: doanh thu 330 triệu đồng. Kinh doanh và dịch vụ xây dựng: 1,3 tỷ đồng. Lợi nhuận trừ chi phí: 610 triệu đồng, Thu nhập bình quân năm 2011 đạt 10,2 triệu đồng/khẩu/tháng.

Trong những năm qua bản thân anh và gia đình luôn quan tâm làm tốt công tác xã hội và từ thiện đồng thời gương mẫu, tích cực vận động mọi người cùng tham gia ủng hộ các phong trào, các cuộc vận động của các cấp, các ngành, đặc biệt là các phong trào do các cấp Hội Nông dân Việt Nam tổ chức phát động. Kết quả trong 2 năm qua đã đóng góp ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” số tiền là 1.000.000 đồng; quỹ tình nghĩa 1.500.000 đồng; quỹ chăm sóc người cao tuổi 500.000 đồng; ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung 500.000 đồng; quỹ nạn nhân chất độc màu da cam 500.000 đồng; quỹ bảo trợ trẻ em 600.000 đồng… Đặc biệt, năm 2011 hưởng ứng cuộc vận động chung tay đóng góp xây dựng “Nhà mái ấm nông dân” cho hộ hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do Hội Nông dân huyện Lạc Thủy phát động,thiết nghĩ đây là cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực và mang tính nhân văn cao cả vì thế chỉ tiêu ủng hộ chỉ có 50.000 đồng nhưng anh đã ủng hộ với số tiền 1.000.000 đồng.

Cùng gia đình luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái, tích cực giúp đỡ hộ nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn hoạn nạn ở địa phương để họ vươn lên phát triển kinh tế; trong 2 năm gia đình anh đã ủng hộ giúp đỡ cho 7 hộ nghèo với số tiền là 65 triệu đồng trong đó có hộ nhà ông Bùi Văn Phong thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn là 50 triệu đồng để xây dựng nhà và vốn làm ăn; đóng góp xóa 2 nhà tạm với 18 ngày công và 6 triệu đồng tiền mặt; cho 2 hộ vay không tính lãi để mua máy móc phục vụ sản xuất với số tiền là 15 triệu đồng; 1 hộ mua bò sinh sản là 5.000.000 đồng; 3 hộ mua cá giống là 9 triệu đồng.

Ngoài ra, trong 2 năm qua gia đình anh luôn tích cực ủng hộ các phong trào ở địa phương như đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn 5.000.000 đồng; hoạt động ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 5.000.000 đồng; quỹ khuyến học của địa phương 1.000.000 đồng; Hàng năm nhân các ngày lễ, tết tôi thường tặng quà cho các gia đình chính sách trị giá mỗi năm từ 3 đến 5 xuất quà trị giá mỗi xuất quà từ 150.000 đến 200.000 đồng.

Từ năm 2005 đến nay, gia đình anh liên tục được nhận giấy khen, bằng khen của chính quyền các cấp, tổ chức Hội Nông dân từ địa phương đến trung ương, và phần thưởng cao quý nhất gần đây là anh được là 1 trong số 300 đại diện tiêu biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc tham dự đại hội do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 5 năm 2012.