Xuất thân từ một gia đình nghèo, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn ông Trần Văn Hài sinh năm 1957 ở xóm 18 xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã quyết tâm làm giàu chính đáng trên quê hương mình bằng mô hình sản xuất sợi PE.
Trong điều kiện hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế. Với ước mơ được làm gì, nghề gì ổn định, nhất là trong sản xuất, tiểu thủ công nghiệp. Dịch vụ để phát triển kinh tế, sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm có thu nhập cho gia đình và cho nhiều hộ gia đình có lao động thiếu việc làm cũng đang gặp khó khăn về đời sống kinh tế. Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nghe tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đỗi với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời thực hiện cuộc vận động Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới. Bản than ông được Hội nông dân xã, huyện tổ chức cho đia thăm quan học tập các mô hình sản xuất kinh doanh mới của các địa phương trong và ngoài tỉnh ông thấy đã được tham quan cơ sở sản xuất sợi PE tại thành phố Hải Dương phù hợp với mô hình kiinh tế gia đình mình nên ông đã chọn mô hình này để phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
Được sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền địa phương và các cấp Hội nông dân đầu năm 1992 ông đã cùng gia đình tiến hành huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sợi PE gồm 2 giàn máy. Bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt, gia đình có việc làm đồng thời tạo việc làm cho 15 lao động nông thôn có thu nhập ổn định.
Trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng cho phát triển sản xuất đến năm 2000 cơ sở sản xuất của gia đình ông đã có 5 dàn máy hoạt động thường xuyên, hợp đồng với hàng trăm hộ gia đình trong thôn xóm nhận sợi về quay dây làm ra thành phẩm và sản phẩm được cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh (cung không đủ cầu).
Từ năm 2001 đến năm 2006 gia đình ông tiếp tục đầu tư vốn cho tái sản xuất từ 5 giàn máy lên 8 giàn máy hoạt động, cơ sở nhà xưởng được nâng cấp, công nhân sử dụng máy thành thạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật vận hành tự chế tạo, thay thế linh kiện phụ tùng máy, tiết kiệm nhiên liệu. Tăng năng suất, chất lượng hàng hóa được nâng lên được người tiêu dùng chấp nhận.
Đến năm 2007 thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Trực Hùng về việc mở rộng sản xuất, kết hợp với đảm bảo vệ sinh môi trường. được Đảng, chính quyền xã, Hội nông dân các cấp tạo điều kiện giúp đỡ, gia đình ông đã tiến hành chuyển đổi vị trí sản xuất ra khu công nghiệp do xã quy định với diện tích mặt bằng trên 3.000m2 gồm một trạm điện công suất 150KVA, nhà xưởng hoàn thiện có 10 giàn máy hoạt động thường xuyện, hệ thống kho, cơ sở làm việc máy hàn, tiện, 3 nhà xe, sân phơi, văn phòng làm việc … với tổng giá trị đầu tư là hơn 5 tỷ đồng. Toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2007 đến nay. Từ 8 đến 10 dàn máy hoạt động thường xuyên, hàng hóa được tiêu thụ kịp thời không bị ứ đọng.
Tính đến thời điểm này, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của cơ sở của gia đình ông đã lên tới 8 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định 5 tỷ đồng, vốn lưu động 3 tỷ đồng. Bình quân thu nhập hàng năm đạt từ 450 đến 500 triệu đồng đã trừ chi phí.
Ngoài ra, cơ sở của gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 22-25 người, thu nhập từ 3-6 triệu đồng/tháng; 100 - 120 người nhận quay sợi làm ra thành phẩm làm tại gia đình, thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng. Hàng năm giúp cho hàng trăm hộ nông dân vay vốn không lấy lãi để mua phân bón phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Nhờ những kết quả đạt được nhiều năm liền gia đình ông được công nhận nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh. Được UBND huyện, tỉnh, tỉnh Hội và T.Ư Hội tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích SXKD.