00:00 Số lượt truy cập: 2998617

Làm giàu từ nghề nuôi chim bồ câu 

Được đăng : 03/11/2016

Dạo quanh nhiều khu chợ lớn ở Quảng Bình như chợ Quán Hàu, chợ Đồng Hới, chợ Hoàn Lão, người mua sẽ bắt gặp nhiều người bày bán chim bồ câu non, loại gia cầm mà nhiều người vẫn thích mua về nấu cháo tẩm bổ cho người ốm và trẻ con. Hỏi về nguồn gốc của mặt hàng đặc biệt này, tôi được biết có một nơi hàng ngày xuất bán khá nhiều bồ câu non, đó là trại nuôi của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.


Tôi đã có dịp đến tham quan, tìm hiểu nghề nuôi chim bồ câu của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng vào một ngày sau Tết nguyên đán Canh Dần, khi cũng có nhiều khách hàng từ khắp nơi tìm trại nuôi của gia đình chị để tìm mua chim non về tiêu thụ. Khi được hỏi về duyên nợ đến với nghề này, chị Hồng cho biết: Trước đây hai vợ chồng chị đều là giá viên tham gia giảng dạy mầm non và cấp THCS. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, năm 1982, cả hai anh chị đã xin về nghỉ chế độ để có thời gian phát triển kinh tế gia đình. Thời gian đầu, nhận thấy phong trào nuôi tôm ở Quán Hàu và những vùng lân cận đang phát triển rầm rộ, nhiều người đang ăn nên làm ra từ con tôm, vay mượn khắp nơi được một lưng vốn, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng cũng bàn nhau đầu tư nuôi tôm những mong sớm được đổi đời. Nuôi thắng lợi được mấy vụ, thấy thiên hạ đua nhau bỏ vốn giành đất, gom đất mở rộng diện tích, năm 2004, vợ chồng chị Hồng cũng đã mạnh dạn thế chấp sổ đỏ nhà cửa đất đai vay vốn ngân hàng mua giống thả nuôi cùng một lúc 3 hồ, nhưng đến giữa năm, sau một trận lũ lớn, tất cả ao hồ nuôi tôm của gia đình chị đã bị cuốn trôi và mất trắng toàn bộ. Rồi cả những vụ tiếp theo, do tôm bị dịch bệnh, làm cho số tiền mà gia đình chị Hồng nọư ngân hàng tăng lên đến gần 400 triệu đồng.

Mất của, nợ nần chồng chất, đang lúc túng bấn, chưa biết gỡ gạc bằng cách nào, thì trong một lần về chợ Đồng Hới, thấy có người đi bán chim câu non và người hỏi mua thì rất nhiều. Nhận thấy nhu cầu của thị trường còn lớn, trong khi nguồn cung cấp còn ít, chị Hồng đã bàn với gia đình đầu tư vốn làm 2 giàn chuồng gồm 50 ô và mua bồ câu giống về thả nuôi.

Không giống như cách thả nuôi nhỏ, lẻ không cần chăm sóc theo quy mô tự phát mà nhiều hộ gia đình từng làm, gia đình chị Hồng đã biết tuân thủ và áp dụng rất nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật về thả nuôi giống gia cầm này mà các cuốn tài liệu kỹ thuật đã hướng dẫn. Ngoài việc tiêm phòng các dịch bệnh cho chim ngay từ khi còn bé, gia đình chị còn thực hiện rất khoa học các khâu cho ăn, khử trùng và vệ sinh chuồng trại, chi nên tỷ lệ chim giống bị hao hụt và chim bị dịch bệnh không hoàn toàn xẩy ra và chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Hàng tháng, từ 50 ô chuồng nuôi chim bồ câu, xuất bán khoảng 50 con chim non, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng đã có nguồn thu nhập 1,5 triệu đồng. Sau khi đã tích luỹ được thêm một ít kinh nghiệm nuôi chim bồ câu và nhận thấy nhu cầu tiêu thụ giống chim này trên thị trường là rất lớn, nguồn cungc ấp lại rất hiếm, gia đình chị Hồng đã quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại lên quy mô 100 ô. Hiệ nay, bình quân, mỗi tháng xuất chuồng 100 con chim non, gia đình chị Hồng đã có thu nhập trên 3 triệu đồng.

Không chỉ biết phát triển đàn chim bồ câu để mang lại thu nhập và kinh tế, gia đình chị Hồng còn rất nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi loài gia cầm này cho nhiều hộ gia đình trong vùng, với mong muốn cùng nhau đưa nghề mới này ngày càng phát triển và cho thu nhập ổn định.