00:00 Số lượt truy cập: 3193640

Làm giàu từ trồng rừng và chế biến gỗ 

Được đăng : 03/11/2016

Là thương binh bậc 3/4, nhưng anh Nguyễn Văn Đức ở tổ 10, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng không chịu ngồi yên mà luôn tìm tòi học hỏi, đổi mới việc làm để mang lại lợi nhuận cho gia đình và góp phần làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.


Ban đầu, anh Đức nhận trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Sau nhiều năm rút ra được những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Anh nhận 76ha đất rừng, mở trang trại với quyết tâm làm giàu. Bản than anh suy nghĩ với 76ha đất rừng nếu như ta chỉ có trồng rừng không, thì không mang lại hiệu quả mà phải phân bổ nhiều mô hình sản xuất. Từ trồng rừng nguyên liệu phải có sản xuất và chế biến từ cây rừng trồngthành những sản phẩm có giá trị mang lại hiệu quả cao hơn.

Năm 1993, anh thành lập Công ty Chế biến lâm sản gỗ, phát triển trang trại rừng. “Tôi vay đồng đội, bà con và Ngân hàng Chính sách xã hội 420 triệu đồng vừa để thành lập công ty, vừa để khai hoang đất, phát triển trang trại trồng rừng"- anh Đức cho biết.

Cây anh chọn trồng là keo lá tràm để cung cấp nguyên liệu cho công ty của mình. Khi rừng chưa tới chu kỳ thu hoạch, anh đi mua nguyên liệu về chế biến thành ván ép, gia công các loại bao bì xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, pallet sử dụng trong nước…

Việc chế biến các mặt hàng ván ép, bao bì từ gổ rừng trồng đã mang lại hiệu quả kinh doanh cao, trong sản xuất bản thân anh không chỉ dựa vào phần nguyên liệu của gia đình mà phải thu mua ở các vùng trong thành phố và các tỉnh thành khác để đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất_như gổ rừng trồng và gổ vườn. Trong những nơi thành phố quy hoạch và giải toả đền bù từ cây thù đâu, cây mít, cây xoài….

Trong sản xuất anh luôn chú trọng cải tiến kỹ thuật, thay đổi thiết bị, máy móc tiên tiến hơn, chú trọng đến chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dung do đó mà doanh thu của gia đình năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm làm ra không ứ đọng, tồn kho. Và có thương hiệu trong thị trường trong và ngoài nước.

Hiện nay công ty của gia đình anh có khoảng 200 lao động, trong số đó có hằng trăm lượt phạm nhân của trại tạm giam Côngan Thành phố, hướng nghiệp dạy nghề, số lao động còn lại là người dân của địa phương. Hiện nay số lao động ở địa phương ruộng đất ít, không có việc làm sau thời vụ, do vậy mà đã giải quyếtđược phần lớn lao động nông nhàn, nhất là thời gian gần đây việc ruộng đất bị giải toả nên số lao động nông nghiệp không có việc làm cũng là một việc khó khăn cho xã hội. Bản thân gia đình cũng đứng ra tiếp nhận để họ có việc làm giải quyết bớt một phần khó khăn cho gia đình họ ở các vùng, ở các xã của Hoà Vang và quận Liên Chiểu.

Thêm vào đó là một số anh chị em bị khuyết tật bẩm sinh có, Thương binh, Bệnh binh có, anh em Bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách không có việc làm ổn định, cơ sở cùng giải quyết được 5% đến 10% số lao động, ở cơ sở sản xuất bớt đi một phần nhỏ cho xã hội.

Trong những năm qua, một số anh em phạm nhân được công ty anh hướng nghiệp dạy nghề sau thời gian thi hành án có một số anh em về với đời thường có nhu cầu việc làm cơ sởcũng nhận vào làm việc để họ có cơ hội hoà nhập với cộng đồng sau khi hoàn lương.

Đến nay, gia đình anh có tài sản khoảng 15 tỷ đồng. Anh Đức cho biết, anh đang đầu tư quy hoạch lại 76ha trang trại trồng rừng thành trang trại "Rừng, ao, chuồng". Trong đó 70ha trồng rừng, còn lại tận dụng nuôi heo rừng, nuôi cá các loại, trồng cây ăn quả và hoa màu…