00:00 Số lượt truy cập: 3081003

Làm nông nghiệp trên sa mạc 

Được đăng : 03/11/2016
Dù điều kiện đất đai, khí hậu không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng Israel lại là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, nước này đã làm được những điều phi thường như biến đồi trọc thành rừng; “bắt” đá sỏi phải ra hoa thơm, trái ngọt. Nhìn những ống dẫn đưa từng giọt nước và chất dinh dưỡng tới tận gốc cây theo lập trình, từng luống rau, quả được phủ bởi các mái che mới hiểu tại sao trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thế mà ngành trồng trọt của Israel vẫn phát triển mạnh.

Những cái nhất 

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, Israel hầu như phải nhập khẩu toàn bộ các loại ngũ cốc, thịt, càphê, đường, các loại hạt có dầu... Cũng vì thế, phương châm “đi mua thì trước hết phải đi bán” được người dân đặt ra trong phát triển kinh tế.

Với chưa đầy 2,5/8 triệu dân sống bằng nghề nông nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Israel đạt 3 tỷ USD/năm. Doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha. Công nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua tới 300 tấn/ha, tức gấp 4 lần nếu trồng ngoài đồng. Theo một số chuyên gia kinh tế Israel, thế mạnh của họ không chỉ là các sản phẩm nông nghiệp mà còn là những công nghệ mới làm ra chúng. Do vậy, họ kiên trì chủ trương đầu tư tạo ra công nghệ mới để phát triển những ứng dụng mới trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Ở trang trại nuôi bò sữa của Kibbutz Mashabbe Sade thuộc vùng Nages (Israel) có 3.000 con bò được huấn luyện rất kỹ, cứ đến giờ là tự tìm đường về trạm cho sữa mà không cần người dẫn dắt. Trạm vắt sữa là một tòa nhà có nhiều máy vắt sữa cùng những đường dẫn cho bò vào, ra riêng biệt. Mỗi cỗ máy vắt sữa là một tổ hợp hình tròn giống như một chiếc mâm lớn bên trên có những khoang trống. Các khoang này được đánh số thứ tự từ 1- 18, ngăn cách nhau bởi một khung sắt hình ống tròn to bằng cổ tay. Mỗi mâm có thể đón một lúc 28 “cô” bò. Khi làm việc, cỗ máy vắt sữa từ từ quay theo chiều ngược kim đồng hồ. Tại cửa dẫn vào, các “cô” bò căng sữa đang xếp hàng “một cách kiên nhẫn” chờ đến lượt.

Người công nhân điều khiển máy vắt sữa dùng một vòi phun để xịt một thứ thuốc làm sạch bầu vú bò. Tiếp đó, nâng một bộ phận gồm 4 đầu ống hút chụp vào các đầu vú bò để hút sữa ra một bình chứa lớn đặt ở một nơi cách xa vài chục mét. Máy vắt sữa làm việc cho đến khi bầu sữa cạn và bò tự động co một chân đạp nhẹ để bộ đầu ống hút sữa bật ra.

Do phần lớn diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao và có nhu cầu sử dụng lớn đều được trồng

Cần tăng cường đầu tư nguồn nhân lực


Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn xung quanh việc Việt Nam triển khai đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ông Ran Yehezkel, Tham tán Thương mại (Đại sứ quán Israel) cho biết:
Không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi mà Việt Nam còn có nguồn nhân lực dồi dào. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của các bạn chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao mà cụ thể là tăng sản lượng, mở rộng và tiến tới chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.
Theo ông, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì khi ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp?
Việc đưa công nghệ cao vào sản xuất không hề đơn giản. Điều đầu tiên tôi muốn nói đến đó là kinh phí. Thứ hai là vấn đề con người. Thứ ba là thời gian hay sự kiên nhẫn.
Điều làm tôi ấn tượng và ngạc nhiên khi đến Việt Nam là tại sao với trình độ sản xuất chưa cao nhưng các bạn đã đạt được kết quả đáng nể, nhiều nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Vì thế, tôi tin, nếu ứng dụng công nghệ cao thành công, chắc chắn kết quả mang lại sẽ còn cao hơn nữa.
Theo ông, Việt Nam cần phải có chính sách gì để hỗ trợ nông dân triển khai?
Tôi lấy ví dụ thế này, 10 năm trước, các bản làng của Việt Nam đều không có điện thoại nhưng bây giờ đi đến đâu nông dân cũng có. Điều đó chứng tỏ Việt Nam phát triển rất
nhanh. Tương tự, trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cũng vậy. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác của nông dân Việt Nam vẫn rất nhỏ lẻ và phân tán, do đó, các bạn vẫn phải trải qua các bước quá độ.
Sinh viên Việt Nam được cử sang nước chúng tôi tham gia các khóa học về nông nghiệp công nghệ cao đều được đánh giá rất cao. Đây là nguồn nhân lực tốt, tuy nhiên, tôi nhận thấy họ
có tâm lý thích ở lại những thành phố lớn, do đó, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi để những sinh viên này trở về nông thôn làm việc.
Xin cảm ơn ông!
Thúy Nga (thực hiện)

trong nhà lưới, nhà kính - nơi côn trùng không vào được để thụ phấn nên ở Israel đã có nhà máy sản xuất biobee (ong sinh học). Các nhà máy này còn sản xuất côn trùng có ích như o­ng mắt đỏ, nhện bắt mồi, ruồi đục quả khử tính đực...

Công nghệ tưới tiên tiến

Nước trở thành thứ hàng hóa “xa xỉ” ở các vùng sa mạc, thế nhưng nhờ biết áp dụng công nghệ cao và biến thách thức, khó khăn thành cơ hội, nhiều năm qua những vùng sa mạc nóng bỏng của Israel đã trở thành nơi cung cấp nước cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trước hết, để đảm bảo đủ nước nuôi cây, người dân Israel buộc phải tái chế hầu hết các nguồn nước thải. Bên cạnh đó, họ phải xây rất nhiều hồ chứa nước mưa để phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, dù tốn tiền, người dân vẫn phải lọc nước biển để bổ sung cho nhu cầu nước của cả quốc gia. Đến nay, Israel là quốc gia sử dụng hệ thống tưới nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Công nghiệp tưới tiêu của Israel luôn đi tiên phong trong việc phát triển các công nghệ và thiết bị mới như tưới nhỏ giọt, các van và hệ thống điều khiển tự động, lọc nhiều tầng và tự động, tưới phun áp lực thấp, bộ tưới phun loại nhỏ, bộ tưới nhỏ giọt có bù áp và vòi tưới phun. Theo đó, hệ thống tưới phun cá nhân giúp tưới cây một cách chính xác; hệ thống tưới tiên tiến được vi tính hóa cho phép thực hiện hoạt động tưới trong thời gian thực, điều khiển và lập chương trình trước các quãng ngắt giữa các lần tưới; thiết bị cảm biến độ ẩm được chôn dưới đất, cung cấp thông tin về độ ẩm của đất, trong khi các thiết bị cảm biến cây trồng quyết định quãng ngắt giữa các lần tưới bằng cách kiểm tra sự thay đổi đường kính của thân cây hoặc của cây quả.

Ngành công nghiệp tưới tiên tiến của Israel nổi tiếng toàn thế giới, với hơn 80% sản phẩm của ngành đã được xuất khẩu. Israel thành công với công nghệ tưới nhỏ giọt rất có giá trị trong tiêu dùng nước nông nghiệp mặc dù năng suất vẫn tăng hàng năm. Hiện Israel là nước đứng thứ 2 trên thế giới (sau Tây Ban Nha) trong việc tái chế nước với tỷ lệ tái tạo lên tới 12%. Đồng thời đất nước này còn là trung tâm công nghệ khử mặn bằng phương pháp thấm ngược nước mặn với nhà máy khử mặn lớn nhất thế giới, hàng năm sản xuất ra 100 triệu mét khối với chi phí thấp xỉ 0,52 USD/m3 nước.
*Kibbutz theo tiếng Do Thái có nghĩa là tổ hợp, một hình thức tổ chức kinh tế nông – công nghiệp nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới đang tồn tại ở Israel.

Nước này có khoảng 270 kibbutz. Trung bình mỗi kibbutz có trên dưới 300 xã viên, sở hữu những cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trại chăn nuôi gia súc, các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như sản xuất bột giặt, đồng hồ đo nước xuất khẩu, van và khớp nối ống nước...