00:00 Số lượt truy cập: 3047545

Mô hình nuôi lợn sạch lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm 

Được đăng : 03/11/2016


 

Song anh nông dân Bùi Huy Hạnh, xã tứ Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương đã nghĩ khác và trang trại lợn của anh đã thực sự khác biệt, đem lại cho anh mức thu nhập “ước mơ” của hàng nghìn nông dân khác chỉ sau mới 2 năm thực hiện.

Mỗi năm tổng doanh thu từ nuôi lợn giống của anh Hạnh là 2,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng. Sở dĩ được sở hữu thành quả này bởi do anh Hạnh biết tránh kẻ thù số 1 trong chăn nuôi là dịch bệnh.

Trước hết phải thừa nhận sự đầu tư thích đáng của anh trên diện tích trang trại 30.000m2.  Tranh trại có 1.300 con lợn bố mẹ giống Thái Lan của anh Hạnh nằm ngoài cánh đồng, cách khu dân cư 1 km. Bất kỳ ai muốn vào trong khu chăn nuôi đều phải đi qua hai cửa sát trùng phòng dịch rất nghiêm ngặt và hiện đại. Cửa đầu tiên có hệ thống phun thuốc sát trùng tự động hoạt động ngay khi có người bước chân vào. Bước tiếp theo, người vào trại phải thay trang phục bảo hộ lao động, vào nhà có hệ thống sát trùng gắn bộ cảm ứng bằng tia hồng ngoại tự động phun thuốc sát trùng lần 2. Kể cả ô tô vào lấy hàng cũng phải qua các bước khử trùng nghiêm ngặt mới được vào trại.

Mọi đồ dùng trong trang trại không bao giờ được phép tận dụng dùng cho việc khác ngoài trang trại. Công nhân làm việc trong trại tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt khi có dịch thì phải ở luôn trong trại, tăng cường giám sát khâu vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, chỉ được ra ngoài khi có việc rất khẩn cấp.

Chất thải từ nuôi lợn anh Hải dùng để nuôi cá và bón lúa được bố trí khép kín và liên hoàn với chuồng lợn.

Không chỉ tuân thủ an toàn sinh học trong chăn nuôi mà anh Hạnh còn không ngần ngại đầu tư cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngay sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng trang trại, anh Hạnh đã liên kết với Tập đoàn CP của Thái Lan để được hưởng sự giúp đỡ về thức ăn, giống, thuốc thú y, kỹ thuật. Hiện có 2 chuyên gia nước ngoài, 13 kỹ sư chăn nuôi thú y Việt Nam và 40 công nhân lành nghề làm việc trong trang trại.

Tuy rằng, khả năng đầu tư, nhân lực, vật lực như anh Hạnh thì không phải nông dân nào cũng có thể làm được nhưng trước hết sự tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn chăn nuôi an toàn, thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn sinh học và linh hoạt áp dụng khoa học công nghệ thì chăn nuôi dù ở quy mô nhỏ cũng có thể tẩy chay dịch bệnh, hướng tới chăn nuôi “sạch”, sản xuất hữu cơ lành mạnh, cạnh tranh và bền vững. Điều này không chỉ tốt cho ngành chăn nuôi mà hơn thế sức khỏe giống nòi được đảm bảo từ những thực phẩm sạch và môi trường sạch.