00:00 Số lượt truy cập: 2637730
Mô hình ứng dụng KH&CN

Quảng Ninh: Phát triển nhãn hiệu ''Trứng gà Tân An''

Có thể thấy, mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm trứng gà hiện nay trên thị trường rất nhiều nhưng người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Không thiếu trường hợp, người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm trứng gà chất lượng thấp với giá cao. Chính vì vậy, việc xác lập thương hiệu sản phẩm trứng gà tại địa phương sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng giúp cho người sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập.


Nam Định: Những giải pháp công nghệ mới hỗ trợ nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ngoài việc tạo điều kiện mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi; kiểm soát chất lượng các sản phẩm đầu vào, Sở NN và PTNT còn phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp phụ trách vùng nuôi để chỉ đạo sản xuất và nghiên cứu áp dụng nhiều giải pháp công nghệ, kỹ thuật hỗ trợ nhằm giảm thiểu thiệt hại rủi ro trong sản xuất cho người nuôi.


Ninh Bình: Dưa chuột VietGAP trên đất Đông Sơn

Vụ đông năm nay, 125 hộ nông dân xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) được thụ hưởng dự án trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đầu tư với quy mô 8 ha. Thu nhập cao, môi trường sản xuất được cải thiện là những điều bà con nông dân nơi đây nhận được từ mô hình này.


Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở Hải Hậu (Nam Định)

Những năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn là đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


Hòa Bình: Mô hình trình diễn sản xuất rau theo công nghệ Hàn Quốc

Để giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất rau truyền thống sang hướng sản xuất rau an toàn, năm 2013, Hiệp hội nông dân Hàn Quốc phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã triển khai thực hiện mô hình trình diễn sản xuất rau theo công nghệ Hàn Quốc.


Phát huy tiềm năng nông nghiệp từ công nghệ cao

Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của các nước trên thế giới đều hướng vào các sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, giá trị cao về kinh tế; có mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.


Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: Hiệu quả và thân thiện với môi trường

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.


Nuôi gà an toàn sinh học ở Ninh Bình

Sử dụng đệm lót lên men có thể giảm được nồng độ các chất khí độc hại trong chuồng nuôi nhờ các vi sinh vật có ích.


Nuôi tôm bằng công nghệ Semi Biofloc: Hiệu quả thấy rõ

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.


Bến Tre: Sản xuất giống theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi.


<< < 13 14 15 16 17 > >>