Về nguồn cung ứng gạo, ông Chookiat Opaswong- Chủ tịch danh dự Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan- nhận định: Thái lan và Việt
Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong, đến giữa tháng 9/2010, các doanh nghiệp xuất khẩu được 5,09 triệu tấn, tương đương 2,143 tỷ USD (giá FOB), trị giá CIF là 2,361 tỷ USD. Giá xuất bình quân 424,24 USD/tấn. So cùng kỳ năm 2009 tăng 5,86% về lượng, 10,19% về giá (FOB) và giá xuất khẩu tăng bình quân 16,64 USD/tấn. Hiện tại giá gạo xuất khẩu Việt Nam là 475 USD/tấn loại 5% tấm, bằng với giá gạo Thái Lan. Lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm nay khoảng 5,8 triệu tấn, cộng với lượng gạo tồn kho từ năm 2009 sẽ vào khoảng 7,2 triệu tấn.
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành lúa gạo, do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất lớn hạn chế, từ nay đến cuối năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ rất nhộn nhịp.
Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt
Hiện tại, nhu cầu gạo Việt
Thông tin Chính phủ đang đàm phán những hợp đồng tập trung có số lượng lớn là tin vui cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua, giá thu mua lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng và biến động theo từng vùng, từng ngày. Hiện nay, giá lúa thu mua đang giao động từ 5.200-5.300 đồng/kg. Với mức giá này người trồng lúa có lãi cao, đặc biệt những vùng thu hoạch lúa hè thu muộn. Từ nay đến cuối năm giá lúa trong nước sẽ đứng ở mức này hoặc tăng thêm nếu ký được hợp đồng giá tốt.
Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ có hiệu lực đến ngày 15-9 cho thấy hiệu quả rất tốt khi lượng lúa hàng hóa của nông dân đã được tiêu thụ hết với giá cao. Đến cuối tháng 9, các doanh nghiệp thuộc VFA đã triển khai thu mua tạm trữ, nhập kho được 966.488 tấn gạo, đạt 96,64% kế hoạch dự kiến.
Theo VFA, sở dĩ giá lúa tăng mạnh trong thời gian đầu tháng là nhờ việc điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt. Nếu như trước đây, bình quân mỗi tháng chỉ giao khoảng 400.000-500.000 tấn gạo, riêng tháng 8 các doanh nghiệp đã giao trên 800.000 tấn gạo theo các hợp đồng xuất khẩu, số lượng cao kỷ lục từ trước đến nay. Trong tháng 9-2010 các doanh nghiệp tiếp tục giao khoảng 800.000 tấn gạo cho nhà nhập khẩu.
Nhìn lại sự điều hành xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay, theo Saigon Tiếp Thị điện tử, đưa tin về cuộc họp tuần qua của VFA đã dẫn lời một số giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu gạo thừa nhận là họ đã quá vội vàng bán gạo ra ồ ạt trong thời điểm thấp giá.
Tờ báo nhận định rằng, trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, do VFA không khống chế giá sàn xuất khẩu, nên các doanh nghiệp đã bán cho bạn hàng nước ngoài trên 3,5 triệu tấn gạo với mức giá 320-350 USD/tấn gạo 5% tấm và 290- 310 USD/tấn cho gạo 25% tấm. So sánh với mức giá sàn xuất khẩu mà VFA hiện nay ấn định thì các doanh nghiệp đã thiệt mất 420 triệu USD.
Thực tế cho thấy, khi để doanh nghiệp tự ký hợp đồng xuất khẩu không khống chế giá tối thiểu, thì lúa gạo tiêu thụ mạnh, nông dân bán được giá, chứ không ứ đọng phải bán lúa dưới giá thành như thời điểm thu hoạch rộ lúa hè thu vừa qua ở Đồng bằng song Cửu Long. Sở dĩ VFA không thể áp dụng một chiến lược chủ động trong xuất khẩu, mua gạo trữ đợi giá cao mới bán là vì kho trữ gạo của cả nước rất hạn chế và không đạt tiêu chuẩn để dự trữ dài ngày. Hiện nay, chương trình thiết lập hệ thống kho trữ tổng sức chứa 4 triệu tấn gạo do Thủ tướng chỉ đạo mới diễn ra, nhưng phải vài năm tới mới hoàn tất. Khi ấy VFA có thể chủ động hơn trong kế hoạch xuất khẩu. Tuy nhiên,VFA phải chuẩn bị ngay từ bây giờ nhất là khi đó cần có được số vốn 1-2 tỷ USD mới có thể tổ chức mua trữ gạo với giá cả hợp lý, bảo đảm lợi ích cho người sản xuất.
Chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ hiệu quả đến đâu, hiện chưa thể đo lường được. Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn vì lợi ích của họ trước rồi mới tính đến lợi ích của nông dân. Kho dự trữ cũng thiếu nên doanh nghiệp cũng không dám thu mua dự trữ lâu nếu mua gạo rồi thì họ phải bán ra ngay, không thể đợi đến lúc giá cao được.
Có ý kiến cho rằng, không nên hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ, mà tiền hỗ trợ lãi suất đó nên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân. Nhưng hỗ trợ trực tiếp bằng cách nào? Chia tiền cho nông dân thì chẳng tác dụng gì trong việc thúc đẩy tiêu thụ gạo. Quả là việc điều hành xuất khẩu gạo là một loại hoạt động bị nhiều chỉ trích, bởi vì việc buôn bán luôn bị xung đột về lợi ích.
Tuy nhiên khi trả lời câu hỏi của các nhà báo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết tình hình cung- cầu lương thực thế giới từ nay đến cuối năm 2010, đầu năm 2011 vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Việc điều hành xuất khẩu gạo phải được đặt trong bối cảnh tổng thể để có biện pháp giải quyết sao cho phù hợp nhất, để đảm bảo tiêu thụ hết lúa gạo, nông dân có lời nhưng không tác động nhiều đến người tiêu dùng.