Nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ Đông Xuân 2010 – 2011
Được đăng : 03/11/2016
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ lợi về tình hình nguồn nước thì lượng mưa từ đầu năm đến hết tháng 9 ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ĐBSCL thấp hơn so với trung bình nhiều năm, đa số đạt 60 – 70 % so với cùng kỳ các năm trước.
Ở các tỉnh Tây nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Dòng chảy các sông suối đều thấp hơn trung bình nhiều năm, tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2010 đa số các hồ tích chưa đủ nước, một số hồ có dung tích nhỏ đã tích đủ nước như Thạch Bàn, Suối Trầu…, các hồ chứa lớn mới chỉ đạt 30- 60%, hồ Dầu tiếng tích được 61%, so với dung tích thiết kế còn thiếu 617 triệu m3. Các tỉnh ĐBSCL, ngày 11 tháng 10 năm 2010 mực nước trên sông Tiền cao nhất tại Tân Châu đạt 2,98m, Cao Lãnh đạt 1,91m, mực nước trên sông Hậu cao nhất đạt tại Châu Đốc đạt 2,51m, tại Long Xuyên đạt 2,11m, trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa là 1,32m, trên sông Vàm Cỏ Đông tại Bến Lức 1.33m. Như vậy ĐBSCL năm nay lũ sẽ không lớn, theo dự báo khoảng giữa tháng 10 tại Tân Châu đạt 3,10m, Châu Đốc đạt 2,70m. Hiện nay mực nước tại Tân Châu, Châu Đốc vẫn bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều, biên độ triều đạt khoảng 1m, thuận lợi tiên thóat lũ, thuận lợi cho việc xuống giống vụ Đông Xuân (ĐX). Tuy nhiên, tình hình lũ nhỏ ở ĐBSCL như hiện nay sẽ làm giảm lương trữ nước trên lưu vực, vận hành của các nhà máy thủy điện, khai thác nước ở thượng lưu, điều này sẽ gia tăng xâm nhập mặn trong mùa khô ảnh hưởng đến sản xuất vụ ĐX 2010 – 2011 và đầu vụ HT năm 2011.Phát biểu tại buổi hội nghị tổng kết sản xuất lúa vụ hè thu 2010 và kế hoạch sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2011 ở Đông Nam Bộ va Tây Nguyên diễn vừa ra tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng nhấn mạnh: Các địa phương cần thành lập ban chỉ đạo phòng chống hạn và xâm nhập mặn, xây dựng phương án phòng chống hạn và xâm nhập mặn, tranh thủ lũ rút nhanh giống giống vụ ĐX kịp thời vụ nhằm né hạn cuối vụ ĐX.
Trong thời gian tới, để chủ động được nguồn nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt ở những vùng bị nhiễm mặn, trong trường hợp có những bất lợi về thời tiết cũng như những thay đổi về nguồn nước ở thượng lưu, biến đổi khí hậu nước biển dâng, cần có những nghiên cứu, những giải pháp công trình đáp ứng được nhiệm vụ trên. Muốn vậy cần có chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài, ổn định của các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó đặc biệt quan trọng là chiến lược cơ cấu sử dụng đất ổn định lâu dài của các địa phương, của những vùng bị nhiễm mặn.