00:00 Số lượt truy cập: 2669269

Những điều kiện bắt buộc về công tác bảo vệ thực vật và sử lý sau thu hoặch đối với rau an toàn 

Được đăng : 03/11/2016
nghĩa quyết định tới chất lượng của sản phẩm rau an toàn (RAT) là công tác bảo vệ thực vật và sử lý sau thu hoạch. Nếu chúng ta thực hiện không tốt công tác này thì không thể sản xuất RAT theo qui định của Bộ NN -PTNT và tổ chức y tế thế giới (WHO).


 


1. Công tác bảo vệ thực vật đối với rau an toàn
Người trồng RAT phải được tập huấn, trang bị kiến thức về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các kiến thức liên quan đến sản xúât RAT (phân bón, đất đai, nước tưới…).
Phải có hiểu biết về hệ sinh thái đồng ruộng đối với cánh đồng sản xuất rau.
Phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với sâu bệnh hại rau. Tránh lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại. Trong trường hợp phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng cách, đúng thời điểm).
Phải tuân thủ nghiêm nghặt những qui định của Bộ NN- PTNT đối với những hoá chất được phép sử dụng trên RAT. Ưu tiên sử dụng các loài thuốc sinh học, thuốc thảo mộc nhằm tránh ô nhiễm môi trường và để lại dư lượng trên RAT. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần dùng thuốc trên rau. Đảm bảo nghiêm nghặt thời gian cách ly theo qui định đối với từng loại thuốc Thiết bị dùng để phun thuốc (bình bơm, xô, chậu ) phải được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên. Rửa sạch thiết bị sau mỗi lần sử dụng. Thuốc phun thừa và nước thải phải được sử lý để không thể gây ô nhiễm tới sản phẩm, nguồn nước và môi trường sống. Những hoá chất đã sử dụng trên RAT, ngày tháng sử dụng, thời gian cách ly phải được lưu giữ trong hồ sơ sản xuất rau. Những hoá chất bảo vệ thực vật phải có nơi bảo quản riêng biệt an toàn cho khu vực sản xuất rau, nguồn nước và môi trường. Đối với những loại rau dùng cho mục đích thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) phải kiểm tra kỹ những loại hoá chất và mức dư lượng đối với từng loại rau theo qui định của nước nhập khẩu. Khi phát hiện mức dư lượng cao hơn mức cho phép phải dừng ngay việc xuất khẩu, kịp thời diều tra và ngăn chặn các nguyên nhân để tìm ra giải pháp.

2. Vấn đề sử lý sau thu hoặch đối với RAT
Làm sạch và phân loại sản phẩm là công tác quan trọng sau thu hoặch Sản phẩm sau thu hoặch của từng loại rau phải được làm sạch (loại bỏ những phần vàng úa, dập nát, vết sâu bệnh...) và rửa bằng nước sạch. Phân loại sản phẩm theo kích cỡ và yêu cầu của thị trường. Khi đóng gói sản phẩm vật liệu dùng đóng gói phải sạch sẽ, được để riêng biệt xa các hoá chất, phân bón để tránh nguy cơ ô nhiễm. đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, không được làm dập nát sản phẩm khi đóng gói... Nhà xưởng và các công trình phục vụ sản xuất rau, dóng gói, bảo quản, phải xa khu chứa các hoá chất và các yếu tố khác có thể gây ô nhiễm. Nhà xưởng phải có hệ thống chiếu sáng, thông gió, có khu sử lý chất thải và khu vệ sinh riêng biệt nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. Phương tiện vận chuyển RAT phải là phương tiện chuyên dùng, có mái che đậy và luôn sạch sẽ. Vận chuyển RAT từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Mỗi lô sản phẩm RAT phải được đặt tên và đánh mã số của cơ sở sản xuất (ngày tháng, nơi sản xuất, nơi đóng gói, nơi bảo quản, nơi nhận hàng). Nếu phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm phải cách ly lô sản phẩm đó, ngừng phân phối hoăc thông báo tới người tiêu dùng và có biện pháp sử lý phù hợp. Phải điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và có biện pháp khắc phục không để tình trạng trên tái diễn. Khi có ý kiến hoặc khiếu lại của người dân hoặc các tổ chức phải được người có thẩm quyền xem xét giải quyết trên cơ sở các qui định trong sản xuất RAT của Bộ NN- PTNT hoặc qui định của nước nhập khẩu rau (đối với rau dùng xuất khẩu).