00:00 Số lượt truy cập: 2662576

Ninh Thuận: Thành công dự án trồng rau Măng tây theo hướng VietGap 

Được đăng : 03/11/2016

Măng tây (Asparagus officinalis L.) là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước và 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 0,6% chất xơ celluloze và 21% các chất khoáng như Mg, K, Ca, Zn,... Ngoài ra, măng tây còn có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp. Trong ẩm thực thì măng tây là một loại thực phẩm cao cấp. Vì những lợi ích đó mà măng tây được giới ẩm thực gọi là “rau vua”.


Rau Măng tây là đối tượng cây trồng mới đối với tỉnh Ninh Thuận, do nhu cầu thị trường khá lớn (kể cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu), lợi nhuận thu được từ sản xuất cây trồng này khá cao, nắm bắt nhu cầu này nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự phát trồng theo sự chỉ dẫn của một số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm của cây trồng này. Tuy nhiên việc thích nghi của loại cây trồng này trên địa bàn tỉnh chưa được đánh giá vì vậy việc nông dân ồ ạt đầu tư có thể sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn vì vậy Hội Nông dân tỉnh đã đề xuất làm dự án trồng rau măng tây theo hướng VietGAP.

Xây dựng mô hình thử nghiệm trồng cây măng tây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhằm đánh giá các đặc điểm sinh trưởng, tính thích nghi, hiệu quả kinh tế; Hoàn thiện quy trình trồng măng tây xanh phù hợp với điều kiện tỉnh Ninh Thuận. Từ đó nhân rộng mô hình và chuyển giao kỹ thuật trồng măng tây trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, góp phần làm đa dạng hóa cây trồng, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Năm 2012 Sở Khoa học & công nghệ đã ký hợp đồng với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện dự án Trồng rau Măng tây theo hướng VietGap, thời gian thực hiện 24 tháng, từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2014; Tổng diện tích đầu tư 0,6 ha, triển khai ở 3 xã, phường: xã An Hải huyện Ninh Phước (4 hộ), phường Phước Mỹ (2 hộ) và phường Văn Hải (2 hộ) Thành phố PRTC. Tổng kinh phí đầu tư 357 triệu đồng, trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học 260 triệu đồng, kinh phí đối ứng từ nguồn vốn nhân dân 97 triệu đồng.

Dự án đã xây dựng 8 mô hình trồng thử nghiêm ở các vùng đất khác nhau, tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho 180 cán bộ, hội viên nông dân; tổ chức 3 cuộc hội thảo đầu bờ với 180 cán bộ, hội viên nông dân để đánh giá, hiệu chỉnh qui trình sản xuất. Hiện tại, dự án triển khai được gần 18 tháng, năng suất và sản lượng thu hoạch đang đi vào ổn định; thu nhập của người dân tham gia dự án tăng lên đáng kể. Dự án đã giúp nông dân nắm vững được một số yêu cầu kỹ thật về quy trình để thực hiện tốt mô hình trồng rau Măng Tây theo hướng VietGap./.