Hướng Hóa- nơi cộng đồng sức mạnh tinh thần đoàn kết của đồng bào dân tộc Vân Kiều, PaKô, Kinh. Họ đã sống và hòa lẫn vào nhau, bổ sung cho nhau để phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng quê hương, làm thay đổi diện mạo huyện nhà.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm....
Cuối tháng 10 năm 2014, có dịp lên bản 1 củ, xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị. Mọi cái trong cuộc sống dần dần hiện về, tầm mắt tôi chưa thể bao quát hết trong một lần nhìn, từ đường làng, ngõ xóm đến nhà cửa, công tác dịch vụ đặc biệt là con người nơi đây… giờ đã thay đổi.
Thấy một phụ nữ bên đường, tôi dừng lại hỏithăm,chị cười thẹn thùng rồi rối rít mời tôi vào nhà uống nước và tâm sự. Qua lời kể, tôi được biết chịlà Hồ Thị Rương, người dân tộc Vân Kiều,ở tuổi 30, làm nương rẫy. Khi tôi hỏi về cuộc sống và công việc, theo mạch cảm xúc chị tiếp lời, năm 20 tuổi học hết cấp 2 thì lấy chồng, tài sản bố mẹ chồng cho anh chị4,5 ha đất, trên diện tích đất ấy có nhiều hố bom, cỏ lau lách mọc rậm rạp, vi sinh vật phát triển ngày một nhiều nhìn vào như vườn rừng,mặt khác tuổi đời vợ chồnganh chịcòn trẻ, chỉ biết ngày theo bạn bè, hàng xómtụ tập, đi chơi, cuộc sống chủ yếu dựa vào tự nhiên tả tìm,săn bắt...lo choqua ngày, không ai ngó ngàng, quan tâm đến đất đai, nương rẫy.
Nhìn chung trình độ dân trí của bà con đồng bào trước đâyhạn chế, tập quán canh tác lạc hậu nênsản xuất nông nghiệp vốn chỉ quen với lối "phát, đốt, cốt, trỉa", trồng cây không có tập quán bón phân, chăn nuôi hoàn toàn thả rong trong rừng nên năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều phong tục cổ hủ như người phụ nữ là trụ cột trong gia đình, tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình mất nhiều thời gian và tiền của… đời sống của bà con ở thôn bản vất vả lắm, đói nghèo cứ đeo đẳng mãi, khó được cải thiện.Sinh ra và lớn lên trong khuôn khổ ấy, chị cũng như bao người khác ít nhiều ảnh hưởng trong nếp nghĩ, cách làm của mình từ đời trước.
Đúng như lời người xưa từng nói “Trong cái khó ló cái khôn”, nhìn thấy cuộc sống đó chị Rương lo lắng lắm, không biết làm sao cho gia đình được no đủ, rồi lo cho các con đến trường.Gáng nặng lại một lần nữa đè nặng trên đôi vai của chị, bố mẹ hai bên đều đã già, chỉ trông nhờ vào các con, chị như muốn vươn lên, muốn vượt qua tất cả để chuyên tâm lo mọi bề của cuộc sống được trọn. Chị quyết tâm không theo cánh bạn bè tụ tập, vui chơi như trước mà chịu khó, chăm chỉ làm ăn. Chị nói, “Sáng sớm vác cuốc, cầm rựa lên rẫy trời nhá nhem tối chị mới về, ngày nào mà không được đi làm, mình buồn lắm”. Nỗi lo thường tình, giản dị của một con người để sinh tồn và phát triển theo quy luật tự nhiên ấy lại cho thấy ở chị đã có nhiều nếp nghĩ tích cực so với bạn bè cùng tuổi.
Mặt khác, những năm trở lại đây người kinh ở đồng bằng theo chính sách du canh, du cư đi kinh tế mới ở vùng cao Hướng Hóa, đến vùng đất hứa khai hoang, phục hóa để sinh sống, xây dựng kinh tế gia đình. Dân cư ngày một đông, nhà mọc lên san sát, đường sá ngày một mở rộng, nâng cấp, họ hăng say lao động, áp dụng phương pháp canh tác thâm canh, sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở cửa hàng, cửa hiệu, doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ…công việc tấp nập, cuộc sống xô bồ, hối hả hơn, hiệu quả kinh tế ngày một khá hơn.
...Những kết quả có được
Qua các cuộc nói chuyện, trao đổi mua bán, từ thực tế hằng ngày người bản địa ở đây được mắt thấy, tai nghe, học hỏi từ người dân tộc kinh nhiều điều trong cuộc sống, làm kinh tế đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con người Vân Kiều, PaKo. Mọi thứ như có sợi dây nối lại giữa người dân tộc kinh và các dân tộc bản địa họ như hòa lẫn, xít lại gần và bổ sung cho nhau để tồn tại và phát triển. Từ đó những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả đã được nhân rộng từ nhà đến nhà và lan tỏa khắp các bản làng, sức mạnh và tinh thần đoàn kết như trỗi dậy, ý nghĩa và những giá trị đích thực của cuộc sống dần hiện về đã thôi thúc, cho chị thêm niềm tin để lo cho tương lai.
Chị Hồ Thị Rương chăm sóc vườn sắn, vườn chuối của gia đình.
Những thửa đất khô cằn, chằng chịt hố bom, mọc toàn cỏ hoang ngày ấy của chị, giờ 04 hộ người dân tộc kinh thuê mướn để san lấp, xây dựng các dịch vụ thu mua nông sản, mở quầy tạp hóa, quán ăn, quán sửa chữa xe máy...hàng năm cho thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng. Vợ chồng chị đã chủ động trong phát triển kinh tế gia đình, tập quán canh tác xưa được thay đổi, hàng hóa làm ra không chỉ để ăn mà mong muốn bán được với giá cao, đất đai được khai hoang, phục hóa, đầu tư tiền để cày ủi, san bằng đất để trồng 02 ha sắn, bón phân theo từng thời kỳ, làm cỏ, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh…theo phương thức canh tác thâm canh. Mỗi năm 01 vụ, năng suất đạt từ 15-17 tấn/ha, với giá sắn hiện tại từ 1.500 - 2000 đồng/kg, sau thu hoạch, trừ chi phí cho thu nhập từ 60 -70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chuối, cho năng suất cao, nhanh thu hoạch, bán được giá nên anh chị trồng 01 ha cây chuối với 500 gốc, cứ mỗi tuần lại cho thu nhập một lần từ 1,7 - 2 triệu đồng/tuần, trừ chi phí gia đình thu được từ 70 - 80 triệu đồng/năm, ngoài phương thức bán buồng, vào các dịp lễ tết có thể sử dụng lá chuối gói các loại bánh dân gian, thân chuối sau thu hoạch làm thức ăn cho gia súc, gia cầm…
Đối với những thửa đất ven bờ suối, phù sa màu mỡ, vợ chồng chị trồng các loại rau màu, vừa chủ động rau cho gia đình vừa thu hoạch để bán góp phần tăng thêm thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng. Ngoài ra chị còn nuôi nhỏ, lẻ một số gia súc, gia cầm chủ yếu phục vụ cho gia đình. Tổng nguồn thu nhập của gia đình chị từ các khoản đạt từ 170 - 180triệu đồng/năm. Công sức bao ngày cùng với cách làm mới, sự chủ động trong phát triển kinh tế đã làm cho đời sống của gia đình chị ngày một khá giả, chăm lo cho các con học hành, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho sinh hoạt và đi lại đầy đủ.
Vừa qua, gia đình chị được công nhận hộ nông dân sản xuất giỏi cấp huyện giai đoạn 2011 - 2013 và được UBND huyện Hướng Hóa tặng Giấy khen.
Đặc biệt trong năm 2014 gia đình chị Hồ Thị Rương đã hiến hươn 600m2 đất để xây dựng nhà văn hóa cộng đồng bản 1 củ, xã Thuận. Việc làm này, còn cho thấy vợ chồng chị Hồ Thị Rương đã quan tâm đến người khác, sống có trách nhiệm với bản làng, xã hội./.
Bài và ảnh: Ngọc Nhân