00:00 Số lượt truy cập: 3042147

Nông dân bắt đầu 

Được đăng : 03/11/2016
Sáng qua 21/9, đại tá Lương Minh Thảo - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C36) cho biết, thông tin mới là cơ quan chức năng phát hiện thêm một hệ thống ống đường ngầm chằng chịt dưới lòng đất của Cty Vedan. 

Thanh tra yêu cầu dừng NM, Vedan xin tiếp tục hoạt động


Cuối tuần qua, Đoàn kiểm tra Bộ TN-MT kết hợp với C36, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an)...tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với Cty Vedan. Có đến 10 vi phạm nghiêm trọng của Vedan đã được "vạch mặt chỉ tên". Và với 10 hành vi này, ông Lương Duy Hanh- Cục Bảo vệ môi trường (Bộ TN-MT) cho biết sẽ chuyển Thanh tra Bộ TN-MT xử phạt hành chính và đề nghị tỉnh Đồng Nai tạm đình chỉ hoạt động NM. Riêng hành vi làm hệ thống đường thoát nước "bí mật" của Vedan sẽ chuyển qua cơ quan điều tra xử lý hình sự. Đặc biệt, theo tính toán của cơ quan chức năng, tính đến nay số tiền Cty Vedan trốn nộp phí nước thải suốt 14 năm qua lên đến 91,8 tỉ đồng, đồng nghĩa với mức phạt tương tự mà Cty này phải chịu.
Điều đáng nói, cho đến nay Vedan vẫn ngoan cố không cung cấp bản vẽ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải với lý do nhà thầu Đài Loan vẽ bằng…tay. Đặc biệt hơn, Cty Vedan còn chưa cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chỉ cung cấp bản photo, có chữ ký của ông…Phan Văn Hết (PGĐ Sở TN- MT Đồng Nai) viết tay và có dấu mộc đỏ.

 Ngay từ khi cơ quan chức năng vạch trần thói làm ăn gian dối của Vedan cũng là lúc Cty này từ chối gặp gỡ báo chí. Chỉ đến khi được cơ quan chức năng mời lên làm việc (chiều 19/9) thì ông K.H.Yang – Phó Chủ tịch HĐQT Cty CP Vedan VN mới thừa nhận, Vedan đã xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, vi phạm pháp luật, thải chất thải nồng độ cao, ảnh hưởng môi trường…đồng thời xin lỗi người dân VN. Tuy nhiên, khi đề cập đến hệ thống ống xả nước thải "chui" hoạt động suốt 14 năm liền thì ông Yang chối phắt, cho biết đó là 2 ống giúp lấy nước từ sông Thị Vải vào Cty để sử dụng, chỉ khi có sự cố thì mới biết có nước thải ra ngoài bằng 2 ống đó...Chốt lại, sau hàng loạt lời “ngụy biện” về những hành vi sai trái của Cty mình, ông Yang đã đại diện cho Vedan ký vào biên bản vi phạm, nhưng sau đó còn mạnh miệng xin cho…tiếp tục hoạt động!

Với những sai phạm của Vedan, Bộ NT-MT đã đưa ra các hình thức xử lý gồm: Tước giấy phép xả nước thải xuống sông Thị Vải, kiến nghị tạm đình chỉ hoạt động nhà máy và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra. Trước mắt, Bộ TN-MT tạm thời đình chỉ giấy phép xả thải vào nguồn nước của Vedan. Được biết, khoảng đầu tuần này cơ quan có thẩm quyền mới có thể ra quyết định đình chỉ hoặc đóng cửa NM sản xuất của Vedan. 

C36 nhận được nhiều đơn tố cáo Vedan

Sáng qua 21/9, đại tá Lương Minh Thảo - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C36) cho biết, thông tin mới là cơ quan chức năng phát hiện thêm một hệ thống ống đường ngầm chằng chịt dưới lòng đất của Cty Vedan. Tuy nhiên hệ thống đường ống này đang được cơ quan chức năng điều tra nên phía công an chưa thể công bố chi tiết.

Nhiều đơn tố cáo của người dân sống ven sông Thị Vải đồng loạt gửi tới C36 phản ánh nhiều năm qua Vedan đã gây ra bao nỗi thống khổ kinh khủng cho đời sống của họ. Ông Trần Văn Bàng ở ấp 1A, xã Phước Thái (Long Thành)  từng sống 45 năm ở vùng đất này, có thâm niên với nghề chài lưới gần 20 năm đã chứng kiến từng ngày cảnh con sông Thị Vải bị đầu độc, ngắc ngoải và giờ thì chết hẳn. Quá đau xót, ông đã liên tục gửi nhiều đơn tố cáo đến cơ quan chức năng tỉnh nhưng không thấy có...hiệu ứng gì.

Mãi đến khi C36 vào điều tra và “vạch mặt thói làm ăn chết người của Vedan” ông mới thấy thoả mãn nhưng đã muộn. Theo ông Bàng, trước khi Vedan về đầu tư, dòng sông Thị Vải luôn trong xanh, cá tôm rất nhiều. Từ năm 1994, Vedan bắt đầu hoạt động và thải nước ô nhiễm khiến tôm cá chết trắng. Cũng từ đó, đời sống của biết bao nhiêu người dân dọc theo dòng Thị Vải này khốn khổ trăm bề, nước sinh hoạt ô nhiễm nặng, không khí thì hôi thối khủng khiếp…Còn bà Nguyễn Thị Thuận đại diện gần 40 hộ dân (xã Phước Thái) gửi đơn đến C36 phản ánh, hơn chục năm qua không biết bao cuộc họp của địa phương người dân đã kêu cứu, nhờ chính quyền can thiệp nhưng chẳng thấy giải quyết được gì…

10 "tội" của Vedan

 1- Xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày- 5.000m³/ngày đối với NM sản xuất tinh bột biến tinh.

2- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày -5.000m³/ngày đối với NM sản xuất bột ngọt, lysin.

3- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày -5.000m³/ngày đối với các NM khác.

4- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định.

5- Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý về BVMT đối với trại chăn nuôi heo.

6- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động DA đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất xút - axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

7- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động DA đầu tư nâng cao công suất đối với các NM bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tinh từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng; lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn.

8- Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.

9- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

10- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.