Dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (tổng sản phẩm trong nước) của thành phố không lớn (con số này năm 2007 của Hà Nội cũ là gần 2% và dự kiến Hà Nội mới vào khoảng 5,3%), nhưng sau khi hợp nhất với Hà Tây, diện tích đất tự nhiên thuộc khu vực nông thôn và số người sống ở khu vực này của Hà Nội rất lớn, lần lượt chiếm 88,3% và 63,5%.
- Nông nghiệp Thủ đô sẽ phát triển như thế nào thưa ông?
Diện tích của Thủ đô Hà Nội đã rộng gấp 3 lần so với trước. Trong đó 88,3% diện tích đất thuộc khu vực nông thôn |
- Quy luật tất yếu của nông nghiệp Thủ đô sẽ có xu thế tỷ trọng nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế. Thủ đô sẽ phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp đi.
Từ đó, nông nghiệp Thủ đô phải phát triển về mặt chất lượng và hiệu quả, sẽ không thiên về mặt số lượng nữa. Ở đây đặt vấn đề cao hơn là phải quy hoạch và lựa chọn sản xuất như thế nào.
- Chủ trương sẽ giữ lại tối thiểu bao nhiêu đất cho nông nghiệp, tập trung ở những quận, huyện nào của Hà Nội thưa ông?
- Cái đó phải được tính toán, xác định. Giảm ở mức nào sẽ phải theo lộ trình, giai đoạn và mục tiêu cụ thể theo quy hoạch chung của thành phố và dựa trên mức độ đô thị hóa, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Trong quy hoạch chung đó, cái quan trọng nhất là phải xác định được lợi thế, định hướng phát triển. Ví dụ trong quy hoạch phải xác định lợi thế của nông nghiệp Thủ đô là gì, làm thế nào cho hiệu quả nhất. Thứ hai là xác định mục tiêu của nông nghiệp Thủ đô sẽ đi đến đâu, đáp ứng những vấn đề?
Quan điểm của ngành thì trừ một số những quận nội thành, trong tương lai 5, 10 năm tới, những huyện liền kề, tuy có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thường Tín... vẫn cần có diện tích đất nông nghiệp nhất định.
Mà diện tích này chính là vành đai xanh, vành đai thực phẩm phục vụ tại chỗ, cung ứng cho nội thành cũng như giải quyết công ăn việc làm cho nông dân trong giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Không xác định cây lương thực là chính
- Vậy theo ông, Hà Nội có những lợi thế và mục tiêu phát triển của nông nghiệp Thủ đô là như thế nào?
Ông Trần Xuân Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội - Ảnh: N.N |
- Lợi thế đầu tiên của Hà Nội, trước hết phải kể đến tiềm năng đất đai lớn, đa dạng các vùng sinh thái: đồng bằng, bãi, đồi gò... thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
Trước khi nhập về Hà Nội, Hà Tây vốn là một tỉnh trong những tỉnh nhiều năm có tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp cao nhất toàn quốc. Có đàn gia cầm là 13 triệu con, đàn lợn là 1,5 triệu, đàn trâu bò 330.000 con, thuộc hạng cao nhất nước.
Hà Tây trước kia là một trong những tỉnh có năng suất lúa, chăn nuôi rất cao, chuyển đổi cơ cấu nội bộ trong ngành nông nghiệp những năm qua diễn ra rất mạnh mẽ.
Hạ tầng, hệ thống thủy lợi, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư tốt. Thứ năm, Hà Nội vừa sản xuất vừa gắn với thị trường tiêu thụ lớn. Tiếp đó, tại đây có rất nhiều đơn vị nghiên cứu của Trung ương về nông nghiệp nên hơn hẳn các địa phương khác trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất.
Ngoài ra, Hà Nội còn có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở sản xuất giống...
Dựa trên lợi thế đó, chú trọng nhất của nông nghiệp Thủ đô là ưu tiên sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh. Trong đó, không xác định cây lương thực là chính mà xác định cung cấp thực phẩm, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh.
Trong chăn nuôi, lợi thế về chăn nuôi trâu bò không phải của Hà Nội mà tập trung cho gia cầm, lợn, bò thịt, bò sữa. Vài năm nữa có thể giảm về đầu con nhưng phải tăng về năng suất, tăng vòng quay, sản lượng chăn nuôi...
Công nghiệp đã lên sản xuất lớn, còn nông nghiệp vẫn ở sản xuất nhỏ (ảnh minh họa: VTV) |
- Nhận định đó hoàn toàn đúng. Rõ ràng hiện nay miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, quy mô sản xuất trên 1 hộ rất nhỏ. Để sản xuất có hiệu quả thì vấn đề quy mô sản xuất phải đặt ra. Song, hiện nay lực lượng lao động trong nông nghiệp quá lớn, diện tích nhỏ dẫn đến thu nhập trên đầu người thấp.
Chính vì vậy như tôi đã nói ở trên, cần phải phát triển làng nghề, các dịch vụ thương mại đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, các chính sách đào tạo tay nghề. Khi có những cái đó, từng bước lao động nông nghiệp sẽ chuyển dịch dần.
Ngoài ra, sự liên kết của từng hộ nông dân với nhau cùng trồng, cùng sản xuất, chế biến một loại gì đó sẽ tạo thành một vùng lớn rất có lợi. Cái này Chính phủ và các tỉnh thành đều khuyến khích.
“Tam nông” bất ổn, đô thị cũng khó phát triển
- Nông thôn bất ổn thành thị cũng khó mà phát triển, cá nhân ông có quan điểm như thế nào?
Hiện nay nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nhiều nơi chưa phải đã đồng đều. Còn chưa có sự đánh giá đúng, cho nông nghiệp đóng góp ít trong kinh tế nên không cần phải quan tâm nhiều.Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà bất ổn thì thành phố, đô thị cũng khó phát triển.
Ở nhiều nước, người ta không những không bắt nông nghiệp phải đóng góp mà còn trợ giá, đầu tư thêm cho nông nghiệp, nông dân. Tôi cho rằng, phải coi đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sự đầu tư cho phát triển, lâu dài. Sự đầu tư này không đồng nghĩa với việc đòi hỏi nông nghiệp phải mang lại cái gì.
Từ trước đến giờ nhiều người nói phải quan tâm đến nông nghiệp nhưng ý tưởng đưa ra dù có tốt đẹp mấy chăng nữa, định hướng đưa ra có đúng đắn mấy chăng nữa mà thiếu sự tập trung lãnh đạo, sự quan tâm đầu tư đủ tầm và tạo cơ hội phát triển đồng đều thì nông nghiệp, nông thôn vẫn sẽ còn những vùng hết sức khó khăn.
- Xin cảm ơn ông!