00:00 Số lượt truy cập: 3080992

Nước mặn xâm nhập sâu 70km tại ĐBSCL 

Được đăng : 03/11/2016
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, hiện nước mặn từ biển Đông đã theo các sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Định An, Cung Hầu, Cổ Chiên, Trần Đề, Ông Đốc, Cái Lớn xâm nhập đất liền Đồng bằng sông Cửu Long sâu 70km với độ mặn phổ biến là 0,1‰.

Lúa không thể trổ bông do nước mặn xâm nhập

Hiện nước mặn có độ mặn từ 4 trở lên (gây hại cho cây trồng) đã xâm nhập sâu 30km tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang.

Trên sông Cửu Tiểu, nước mặn có độ mặn 6,6 đã vào đến ấp Bình Ninh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Trên sông Cửa Đại, nước mặn (6,5) đã vào đến xã Vang Quới Tây, huyện Bình Đại (Bến Tre).

Trên sông Cổ Chiên, Cung Hầu, nước mặn (5,7) đã vào đến xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Trên sông Định An, nước mặn (8) đã vào khu vực An Thạnh, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Trên sông Trần Đề, nước mặn (6,1) đã vào đến xã Long Đức (thị xã Trà Vinh).

Đáng lưu ý là trên sông Ông Đốc, nước mặn có độ mặn từ 12,8-21,8đã xâm nhập sâu từ 50-70km thuộc 2 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang.

Trên sông Cái Lớn nước mặn gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất đã xâm nhập địa bàn tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang sâu trên 30km.

Hiện hạn và mặn đã làm cho trên 2.500ha lúa đông xuân tại huyện An Minh (Kiên Giang) bị chết. Nhưng đây chưa phải là đỉnh điểm của khó khăn do mặn gây ra trong mùa khô năm nay.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ thì mức nước sông Mekong mùa kiệt năm 2010 sẽ thấp hơn so với năm 2009 nên Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nạn hạn hán. Đồng thời tháng 1 và 2/2010, mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cao hơn cùng kỳ năm 2009 và độ mặn cao nhất năm nay rơi vào tháng 4 và tháng 5/2010.

Nước mặn có độ mặn gây hại cho cây trồng (4 trở lên) sẽ xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-45km kể từ cửa sông. Hạn và mặn trước hết sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho vụ lúa đông xuân 2009-2010 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.