Surendra Pradhan, một nhà nghiên cứu sinh học môi trường, thuộc Trường ĐH Kuopio, Phần Lan đã trồng thí nghiệm cây cà chua trong 3 lô có chế độ dinh dưỡng khác nhau: lô 1 được bón phân khoáng, lô 2 - nước tiểu người và tro, lô 3 - chỉ nước tiểu.
Năng suất của cà chua bón bằng nước tiểu giàu đạm, lân và kai cao gấp 4 lần cây bón bằng phân khoáng, đồng thời quả cũng chứa nhiều protein hơn và an toàn với người tiêu dùng hơn.
Theo Pradhan: "Đây là một công nghệ rất đơn giản, vì nước tiểu có thể thu hồi dễ dàng từ nhà vệ sinh” và nói thêm “Nếu có sẵn cả tro gỗ thì càng tốt vì bổ sung được thêm những chất dinh dưỡng khác”. Ông đánh giá, phương pháp này rất hiệu quả đối với vùng sâu vùng xa, khó chuyên chở phân bón, thường đắt tiền, đến nơi sử dụng”.
Vì là người gốc Nepal nên Pradhan sẽ triển khai một chương trình thử nghiệm khá lớn tại Nepal vào tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, H. Johansson, một chuyên gia về hệ sinh thái nông nghiệp và vệ sinh tại Viện Môi trường Thụy Điển tại Stockholm lại cho rằng điều này không thực tế vì lượng nước tiểu thu được từ các gia đình quá nhỏ bé: “Dù công nghệ có giá trị đối với những người nông dân nghèo đi chăng nữa thì không thể bảo đảm được việc cung cấp nước tiểu phục vụ trồng trọt, ngay cả đối với một trang trại nhỏ bé nhất. Còn muốn tập trung nước tiểu từ nhiều nơi để sử dụng cho một nơi thì vẫn gặp phải vấn đề chuyên chở như thế nào mới hợp lý đây”. | Kết quả thí nghiệm. |
Công trình nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí “Journal of Agricultural and Food Chemistry” (Tạp chí Hoá học nông nghiệp và Thực phẩm”.
|