Sau 10 tháng nghiên cứu, các chuyên gia ĐH California, Mỹ (UOC) đã phát hiện ra 4 loại virus lạ gây chết hàng loạt ở đàn ong khỏe mạnh.
Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu ở 20 đàn thuộc 70.000 tổ ong khác nhau thường xuyên di chuyển cơ động để phụ cvụ việc thụ phấn và hút mật trên khắp nước Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ nhiễm bệnh khác nhau theo từng mùa và từng vị trí địa lý. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí PLoS onE số ra ngày 7/6/2011.
Nữ tiến sĩ Joe PeRisi, người phụ trách nhóm đề tài cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 27 loại virus khác nhau nghi làm cho đàn ong bị chết, đặc biệt là ở những đàn ong khỏe nhưng bắt đầu từ năm 2006 lại mắc phải căn bệnh lạ, chết hàng loạt, hầu hết là những con ong thợ trưởng thành rời bỏ ong chúa làm cho những tổ ong này bị "khủng hoảng về nhân lực" trầm trọng. Hậu quả làm cho trên 30% đàn ong của Mỹ bị sụt giảm, gây tổn thất cho hộ nuôi ong mỗi năm tới 90%. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy 4 virus mới mà trước đây chưa phát hiện được. Ngoài 4 virus này, người ta còn tìm thấy 6 loài vi khuẩn, nấm, 4 loại nhện và một ký sinh trùng bay có tên là phorid cũng là thủ phạm gây chết ở những đàn ong mật bên ngoài lãnh thổ California. Một trong số 4 virus mới phát hiện có một mang tên Lake Sinai, có mức độ tàn phá ghê gớm.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nuôi ong được xem là một nghề chủ đạo của ngành nông nghiệp, bởi ong làm nhiệm vụ thụ phấn cho trên 130 loại cây trồng khác nhau, trung bình mỗi năm làm lợi ước tính trên 15 tỷ USD, cung cấp 1/3 thực phẩm cho con người. Riêng bang California được xem là nơi nuôi ong lớn nhất nước Mỹ, đặc biệt là ở vùng thung lũng Central Velley mỗi năm nuôi tới 1,3 triệu tổ, ong phát triển mạnh từ đầu tháng hai khi mùa hoa khai nhụy. Vì lý do này, việc phát triển và bảo vệ đàn ong mật có vai trò vô quan trọng, giúp cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.