Hỏi: Gia đình tôi có nuôi gà theo phương thức tập trung, thời gian gần đây gà hay bị liệt hoặc bán liệt, có con bị chết. Quan sát thì thấy ban đầu gà ốm ủ rũ, xù lông, xã cánh nhẹ, gà gầy đi nhanh, cơ bắp teo dần, đi loạng choạng hay nằm hoặc hay ngồi bằng đầu gối tư thế chụm các ngón chân lại với nhau hoặc hay uốn duỗi 1 trong 2 chân. Xin hỏi gà bị bệnh gì, chữa trị như thế nào? (Đỗ Văn Tình - Đan Phượng - Hà Nội).
Đáp: Theo các mô tả của bạn thì có thể gà nhà bạn bị bệnh Marek (còn gọi tên khác nhau như bệnh viêm da dây thần kinh, gà bị liệt, viêm thần kinh tuỷ, liệt gà truyền nhiễm, liệt gà cấp, u mắt, gan cực đại ...)
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu do virut thuộc họ Herper thuộc nhóm B liên kết tế bào bắt buộc, rất bền vững trong môi trường bình thường. Có thế sống 16 tuần trong bụi bặm, đệm lót của nhà gà bệnh. Trong glycerin tồn tại 6 tháng. Bị liệt ở 500C trong 20 phút và foomol từ 2 - 3%.
Đường lan truyền bệnh:
- Virut truyền từ gà bệnh sang gà khoẻ trực tiếp qua tiếp xúc hoặc qua đường hô hấp.
- Virut được thải rất nhiều qua nang lông, đây là đường truyền bệnh quan trọng đối với gà.
- Virut cũng được thải qua dãi dớt và phân song số lượng không nhiều so với qua nang lông.
- Virut không truyền qua trứng song nó có thể tồn tại lẫn trong bụi bặm bám ngoài vỏ trứng.
Mức độ mãn cảm của gà đối với virut Marek phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền của virut, tuối gà bị nhiễm virut (thông thường gà từ 4 - 20 tuần tuổi mẫn cảm nhất đối với virut), giới tính gà, dòng gà và cuối cùng là độc lực của virut và phương pháp gây bệnh, trong cùng một đàn gà hay một quần thể gà có những cá thể rất mẫn cảm với virut Marek, đồng thời cũng có cá thể hoàn toàn không mẫn cảm.
Trong điều kiện tập trung hoá và chuyên môn hoá chăn nuôi gia cầm, sự có mặt của cầu trùng đã làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể gà đối với bệnh Marek.
Triệu trứng:
Thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 tuần. Bệnh thường biểu hiện ở 2 dạng: dạng cổ điển và dạng nội tạng. Gà nhiễm bệnh thường gầy nhanh, kém ăn, ỉa chảy.
- Dạng cổ điển: Gà có hiện tượng liệt do virut tấn công vào các dây thần kinh ngoại biên có thể bị ở 1 bên hoặc cả hai bên. Đầu tiên bước đi chuệch choạng sau đó một bên chân bị liệt hẳn choãi ra, cánh xã xuống. Trường hợp nặng hơn cả hai chân đều bị liệt, một chân choãi ra đằng trước một chân choãi ra đằng sau (có hình compa). Nếu thần kinh cơ cổ bị nhiễm gà có thể gục thấp đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau.
Với trường hợp dịch xảy ra cấp tính những hội chứng bệnh diễn ra mạnh và rõ rệt. Ngay từ đầu đã có gà suy sụp đổ bệnh nhanh. Vài ngày sau có một số gà bị liệt co giật có thể bị một bên chân, cánh hoặc cả hai bên. Một số con chết nhanh chưa kịp thể hiện bệnh tích. Rất nhiều gà mất nước trở nên quá gầy, xơ xác và co giật.
Một số gà có triệu trứng viêm thần kinh mắt, hiện tượng này không gặp ở gà non chỉ gặp ở gà trưởng thành từ 9 tháng tuổi trở lên với những thay đổi ở một hoặc hai bên mắt. Gà chậm chạp, lờ đờ không có phản xạ với ánh sáng. Nhìn kỹ vào mắt gà thấy thuỷ tinh thể bị đục, không tròn thậm chí có con bị biến dạng thành hình răng cưa. Do không nhìn thấy nên gà không ăn, uống được, gầy dần và chết.
- Dạng nội tạng: Thường gặp ở gà từ 3 - 9 tháng tuổi: khối u phát triển ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, buồng trứng, cơ dạ dày tuyến, ruột, túi fabrici, màng teo ruột, da và tim...
- Triệu trứng lâm sàng không điển hình: gà suy sụp nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. Mổ gà ốm, gà chết quan sát thấy có khối u nội tạng. Rất dễ nhầm lẫn với bệnh lơ cô. Dạng này thường tấn công gà non từ 6 - 16 tuần tuổi.
- Tỉ lệ chết có thể từ 5 - 60%.
Phòng bệnh:
Để khống chế bệnh Marek, trên thế giớingười ta đã thống nhất thực hiện 4 phương pháp đồng bộ sau:
a. Vệ sinh nghiêm ngặt theo nguyên tắc: cùng ra cùng vào.
b. Ngăn chặn sự thâm nhập virut cường độ độc bằng phương pháp chọn lọc không khí hoặc sử dụng hệ thống SPF (chăn nuôi vô khuẩn).
c. Chọn lọc lai tạo ra các giống gà có sức đề kháng tự nhiên đối với bệnh Marek.
d. Sử dụng vacxin.
Có 3 loại vacxin sống, nhược độc là:
1. HVT - virut vacxin phổ biến là FC - 126 hoặc CZ - 1 được phân lập từ gà tây. Loại vacxin này thường dùng vào những nơi bệnh Marek chưa tới mức độ nguy hiểm.
2. HVT + AMDV đây là vacxin đa giá. Virut vacxin là hỗn hợp 2 loại virut Marek ở gà tây và virut Marek nhược độc ở gà. Loại vacxin này thường dùng cho những cơ sở bệnh Marek rất phổ biến và đến mức báo động.
3. AMDV - virut Marek nhược độc và phổ biến nhất là CVI 988 của Rispens hoặc C - 80 của Kasabov và Lê Văn Năm. Loại vacxin này chỉ dùng những nơi mà đã dùng 1 và 2 trong các loại vacxin trên không đạt kết quả như mong muốn. Tức là chỉ dùng những nơi bệnh Marek rất nặng nề và 2 loại vacxin nêu trên tỏ ra kém tác dụng.
Tất cả các loại vacxin, không phụ thộc vào chủng loại virut, vacxin đều được tiêm cho gà con lúc 1 ngày tuổi (ngay sau khi ra khỏi máy ấp). Các kết quả nghiên cứu tiêm nhắc lại lần 2; 14 hoặc 21 ngày tuổi cho kết quả không khác với tiêm lần 1 lúc một ngày tuổi.