00:00 Số lượt truy cập: 2669995

Phòng bệnh loét dạ dày - tá tràng 

Được đăng : 03/11/2016
Theo tây y bệnh này tương đối phổ biến, thường gặp ở 1,5-2% dân số và chiếm 35% các bệnh về đường tiêu hóa. Phần lớn số bệnh nhân là nam giới ở độ tuổi 35- 50 tuổi, ít gặp hơn ở phụ nữ, trẻ 3-4 tuổi và người già; người ở thành thị, người thường bị căng thẳng tâm thần( stress) …

Thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng lại chính là dịch vị mà nhiều nguyên nhân phức tạp đã kích thích tăng tiết quá nhiều. Vi khuẩn Helicobacter pylori có mặt trong 70% trường hợp loét dạ dày và 90% loét tá tràng, gây tổn thương, loét màng tế bào biểu mô, loét tái phát tá trang…

Trong tổng số bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng, thì người bệnh loét dạ dày chỉ chiếm 25-33%. Ở dạ dày loét thường xảy ra ở bờ cong nhỏ, phần đứng và vùng gần môn vị, đau chủ yếu ở vùng thượng vị; nếu ổ loét ở tâm vị thì cơn đau xuất hiện sau khi ăn lan đến ngực gây bệnh cảnh như đau thắt ngực do tim; còn ổ loét ở bờ cong lớn thì thường đau ở sườn trái ; nếu ổ loét nằm lệch dao mặt sau thì cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị vắt ngang ra cột sống. Những ổ loét khổng lồ thường gặp ở nam giới 50-60 tuổi, vết loét to trên 2,5 cm ở bờ cong nhỏ, phần dưới thân dạ dày, gây đau từng cơn dữ dội, dễ xuất huyết và thủng dạ dạy, dễ chuyển thành ung thư, thể trạng suy sụp nhanh. 17% bệnh nhân lớn tuổi lại có dạng “loét câm” không gây đau, chỉ xảy ra xuất huyết tiêu hóa, thủng, hẹp môn vị mới phát hiện được bệnh loét dạ dày… Cơn đau trong bệnh loét dạ dày thường xuất hiện khi ăn no, chỉ đau khu trú một chỗ , ít khi lan rộng ra xung quanh. Khoảng 10-25% bệnh nhân loét dạ dày thứ phát sau loét tá tràng thì cơn đau xuất hiên như khi loét tá tràng, tức là đau muộn sau khi ăn 3-4 giờ.

     Loét dạ dày thường gặp ở 67-75% tổng số bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng, chủ yếu là nam giới trẻ tuổi. Vị trí vị loét dưới môn vị 3cm; nếu ổ loét xa hơn, phía dưới tá tràng, sẽ gây triệu chứng nguy cấp hơn, nôn dai dẳng, dễ xuất huyết tiêu hóa, thủng vào tụy và đường dẫn mật. Trường hợp có u tuyến tụy sẽ gây loét tá tràng nhiều chỗ, tiêu chảy phân mỡ, kèm hạ đường huyết. Vết loét tá tràng gần môn vị co kéo môn vị làm niêm mạc trở nên méo mó, hẹp lại, chỉ còn như khe hở, gây ứ đọng thức ăn lâu ngày dẫn đến loét dạ dày gần môn vị, ăn không tiêu, nặng bụng, sau khi ăn 3-4 giờ thì bắt đầu nôn mửa, nặng dần, ói ra cả thức ăn ôi thối, có u phù nổi vùng thượng vị làm người bệnh đau tăng hơn, mệt mỏi, da khô, dễ biến chứng gây thủng dạ dày, đau đột ngột, dữ dội vùng thượng vị, bụng cứng như gỗ, choáng ngất… Người bệnh loét tá tràng thường có cơn ăn sau 3-4 giờ, đau tỏa lan ra xung quanh, lên phía trên ngực và ra sau lưng, đau dữ dội từng cơn rất khó chịu, lúc đói thường bị nôn, ợ chua, chất nôn không lẫn thức ăn, người bệnh thường thèm ăn và ăn ngon miệng…

* Phòng bệnh

Cai bỏ rượu và thuốc lá, hạn chế ăn gia vị chua, cay, nóng, các loại nước có ga, tránh ngộ độc acid, kiềm mạnh, thức ăn gây dị ứng, chất độc công nghiệp (chì, than, bụi…), thận trọng khi dùng các loại thuốc có hại cho dạ dày (aspirin, cortisone, voltaren, INH…). Làm việc, sinh hoạt điều độ.