Nguyên nhân trước hết là do thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ rau quả trong nước tăng cao, nên hàng nhập lại được đưa ồ ạt vào thị trường bằng nhiều con đường khác nhau. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng nữa là do các tỉnh phía bắc đang hạn hán, nước tưới phục vụ gieo trồng vụ đông không đủ, làm cho nguồn cung cấp rau thiếu nhiều. Còn ở các tỉnh phía nam, mùa mưa bắt đầu sớm, nên nhiều nơi diện tích rau xanh đã bị dập nát 40-50%, không có khả năng cho thu hoạch. Theo Hiệp hội Rau quả Việt
Trước thực tế đó, có thể thấy việc nhập khẩu nông sản sẽ góp phần cân đối cung - cầu trong nước, bình ổn giá cả một số mặt hàng nông sản, nhất là thời điểm Tết cận kề. Nhưng cùng với việc nhập khẩu này là nỗi lo về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhất là mới đây, cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu đã phát hiện được một số mẫu cà chua nhập khẩu có chứa chất a-la-tô-xin - một chất rất độc hại. Còn các loại trái cây thì bị phát hiện sử dụng các loại thuốc, dung dịch riêng để giữ mầu tươi lâu. Vấn đề đặt ra hiện nay là khâu quản lý chất lượng hàng nông sản của chúng ta tại các cửa khẩu lại vẫn còn hạn chế. Và một lượng lớn hàng hóa vẫn tuồn về Việt
Chính vì vậy, để quản lý tốt chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu, yêu cầu đặt ra là cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ, ngành để tránh sự chồng chéo. Ðừng để như hiện nay, có việc quá nhiều ngành làm, lại có những việc chẳng đơn vị nào nhận trách nhiệm. Theo đó, Bộ Y tế quản lý về thực phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm tươi sống), cơ sở chế biến thực phẩm và kinh doanh thực phẩm. Bộ NN và PTNT quản lý xuyên suốt từ khâu sản xuất đến nơi tiêu thụ. Bộ Công thương phối hợp hai bộ để tiến hành thanh tra, kiểm tra thực phẩm lưu thông trên thị trường, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình kiểm dịch hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, một biện pháp mang tính lâu dài là cần lập hàng rào kỹ thuật nhưng phải theo thông lệ quốc tế để vẫn kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, đồng thời vẫn bảo đảm cho nông sản nội xuất khẩu ra nước ngoài. Theo đó, trước mắt, Bộ NN và PTNT cần yêu cầu các đơn vị chức năng nhanh chóng rà soát các văn bản quản lý để sửa đổi, ban hành lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm siết chặt hơn các loại nông sản nhập khẩu.