00:00 Số lượt truy cập: 2669007

Quy trình thâm canh giống lúa ĐS-1 (ĐS-ĐL) 

Được đăng : 03/11/2016

Nguồn gốc: Giống lúa ĐS-1 là giống được chọn tạo tại Việt Nam. Được khảo nghiệm quốc gia từ vụ Xuân năm 2003. Là giống lúa chất lượng cao và ổn định, được công nhận tạm thời năm 2005. Tại Hải Dương, giống lúa ĐS-1 được đánh giá là giống có tiềm năng về năng suất và chất lượng, rất phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện canh tác của tỉnh... Được Sở NN&PTNT cho phép mở rộng diện tích sản xuất ĐS-1 trong toàn tỉnh từ vụ xuân năm 2006, đến nay diện tích ĐS-1 đạt trên 700 ha.


1.Thời gian sinh trưởng:

-Vụ xuân: 160-170 ngày.

-Vụ mùa: 110-120 ngày.

2.Thời vụ:

-ĐS-1 có khả năng thích ứng rộng, cấy ở trà xuân chính vụ và mùa trung, trên chân đát vàn, vàn trũng hoặc vàn cao, đất có độ phì tốt hoặc trung bình.

-Vụ xuân gieo mạ từ ngày 05-10/12, cấy khi tuổi mạ từ 5-6 lá.

-Vụ mùa gieo mạ từ ngày 05-10/06, cấy ở tuổi mạ 18-20 ngày.

3.Mật độ gieo cấy

·Nếu áp dụng cho quy trình sản xuất giống thì mật độ cấy như sau:

Công thức 1: cấy 1 dảnh/khóm, cấy 40-45 khóm/m2.

Cấy 6 hàng 1 băng, khoảng cách hàng băng là 25cm.

·Nếu áp dụng cho quy trình thâm canh giống thương phẩm thì mật độ, khoảng cách như sau:

Công thức 2: Cấy 2-3 dảnh/khóm, cấy 40-45 khóm/m2.

Cấy 12 hàng 1 băng, khoảng cách hàng băng là 25cm.

Kết quả về năng suất qua 2 công thức như sau: Công thức 2 cho năng suất cao hơn công thức 1: 16,8%.

CT

Số bông hữu hiệu/m2

Tổng số hạt/bông

Số hạt chắc/bông

Tỷ lệ lép (%)

P 1.000 hạt (g)

NSLT (tạ/ha)

NSBQ (tạ/ha)

NSBQ (kg/sào)

1

250

145

127

12,7

25

79,37

73,02

262

2

280

152

134

11,8

25

93,80

85,35

307

·Lượng phân bón

Loại phân bón

Cho 1ha (kg)

Cho 1 sào bắc bộ (kg)

Phân chuồng

8.000

300

Đạm ủ

220-270

8-10

Phân KCl

180-200

5-6

Super lân Lâm Thao

500-600

18-20

Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 30% phân đạm.

+ Bón thúc đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% đạm và 50% kali.

+ Bón thúc đợt 2: Trước khi trổ 20-25 ngày: 30% đạm và 50% kali.

·Tùy điều kiện đất đai và tập quán canh tác của địa phương mà có thể áp dụng kỹ thuật gieo vãi:

+ Thời vụ:

-Vụ xuân: gieo vãi từ 20/01 đến 05/02. Khi nhiệt độ > 15oC

-Vụ mùa gieo từ 20-25/06.

Nên gieo thành băng chiều rộng 2,0-2,5 để tiện chăm sóc.

Khi cây đạt từ 3-4 lá thì tỉa dặm định cây.

+ Mật độ: - Vụ xuân 60-65 khóm/m2 mỗi khóm cấy 1 dảnh.

-Vụ mùa 55-60 khóm/m2 mỗi khóm cấy 1 dảnh.

Gieo vãi sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 5-10 ngày.

4.Cách ngâm ủ hạt giống

-Đối với giống cũ đã qua bảo quản 1 vụ cần ngâm trong 48h, cứ sau 12 giờ đãi hạt và thay nước một lần. Khi thấy hạt đã hút đủ nước (phần phôi hạt trắng đều) thì đãi sạch rồi ủ.

-Đối với hạt giống mới chuyển vụ cần xử lý phá ngủ trước khi ngâm ủ. Cách phá ngủ thông thường nhất là xử lý bằng dung dịch nước lân super 5%.

·Cách làm:

-Cách 1: Cứ 10 lít nước cần 0,5 kg super lân Lâm Thao (lượng nước và lân cần tính vừa đủ ngâm lượng giống). Hòa tan lân rồi ngâm lượng hạt giống vào nước lân trong 10 giờ, sau đó đãi sạch nước lân rồi tiếp tục ngâm ủ bình thường. Thời gian ngâm khoảng 60-70 giờ, cứ 10-12 giờ lại đãi chua và thay nước một lần.

Cách 2: Phá ngủ bằng axit nitơric 0,2% (pha 2ml axit nitơric trong 10 lít nước) ngâm trong 24 giờ. Sau đó đãi sạch axit rồi ngâm trong 40 giờ, cứ 10-12 giờ lại đãi chua và thay nước 1 lần. Sau khi vớt thóc phải đãi sạch nước chua, để ráo nước rồi ủ bình thường.