Tại các tỉnh miền Bắc: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài một số diện tích mạ, lúa (khoảng 1.300ha) tại các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Điện Biên, Thái Bình bị chết rét hoặc bị thiệt hại nặng. Sâu bệnh phát sinh chủ yếu trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, gồm: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, chuột và ốc bươu vàng,…Tuy nhiên, trên các diện tích lúa bị nhiễm bệnh đã được các địa phương chủ động phun thuốc chữa trị kịp thời.
Đáng chú ý có bệnh lùn sọc đen phát sinh và gây hại trên lúa tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị với diện tích nhiễm 427ha, tăng 8,6ha so với kỳ trước, trong đó diện tích nhiễm nặng 1,5ha. Bệnh xuất hiện tại Thừa Thiên Huế 38ha, tăng 1,2ha so với kỳ trước và tại Quảng Trị 288.6 ha, tăng 7,6ha so với kỳ trước; tỷ lệ bệnh 5-10%.
Ngoài ra các đối tượng sâu bệnh nêu trên còn một số bệnh như: tuyến trùng, nghẹt rễ phát sinh gây hại cục bộ; bọ trĩ, chuột, ốc bươu vàng gây hại nhẹ.
Tại các tỉnh miền Nam, trong tháng 3, trên lúa đông xuân các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại phổ biến là rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, chuột… Đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa đông xuân tại một số tỉnh miền Trung với diện tích khoảng 133ha. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác gây hại như: bệnh khô vằn, lem lép hạt hại cục bộ; bệnh bạc lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh vàng lá, bọ xít hôi, chuột, ốc bươu vàng, ... xuất hiện ở mức độ nhẹ.
Để phòng, từ dịch bệnh, hiện các địa phương đã khoanh vùng các diện tích lúa bị nhiễm bệnh, nhổ vùi cây bị bệnh, đồng thời phun thuốc trừ sâu bệnh...