00:00 Số lượt truy cập: 2669090

Sơn La: Nhiều dự án góp phần nâng cao thu nhập của nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Trong năm 2013, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai một số đề tài, dự án xây dựng mô hình tập trung trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, góp phần tích cực trong việc tạo điều kiện để Sơn La xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.


Các dự án tiển khai trực tiếp tại các huyện, xã nghèo vùng đồng bào dân tộc miền núi. Hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại thông qua kết quả triển khai đề tài, dự án đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đã du nhập và phù hợp hóa các giồng cây con mới, được chuyển giao vào sản xuất và đời sống, nông dân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, lạc hậu của người dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.Kết quả cụ thể các đề tài dự án triển khai như sau:

Dự án Phục tráng và phát triển giống lúa Tan Hin, Tan Lo, săm pa tong trên địa bàn huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La đã chọn lọc và sản xuất thành công giống siêu nguyên chủng và xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa địa phương và chuyển giao tiến bộ cho nông dân trong vùng Sốp Cộp để duy trì giống lúa có chất lượng cao. Tập huấn và chuyển giao kỹ thuậtphục tráng giống và sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng cho trên 60 lượt người là cán bộ Hội và các hộ nông dân.

Phục tráng và nhân giống nếp Tan Ngọc Chiến - Mường La, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, cho năng suất cao, bước đầu thu hút bà còn trong vùng học hỏi áp dụng.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật, trồng thử nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn tại xã Chiềng Sơn - Mộc Châu, xã Mường Bon - Mai Sơn, xã Thôm Mòn - Thuận Châu.

Xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày: Ngô - đậu đen, Ngô-lạc; cỏ chăn nuôi trong vườn cao su, trồng xen thích hợp, có hiệu quả kinh tế cao trong vườn cao su.

Xây dựng mô hình trồng một số giống lúa, đậu tương phù hợp với vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

Xây dựng các mô hình ghép chuyển đổi giống và mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo hướng VietGAP tại huyện Sông Mã.

Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau bản địa tại Mộc Châu, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP (Mô hình sản xuất rau Susu ăn ngọn, rau cải mèo, Cải ngồng, Dưa mèo, Mướp đắng). Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, đạt hiệu quả kinh tế cao, có lãi và được nhiều địa phương trong ngoài tỉnh đến thăm quan, học hỏi. Mô hình trồng su su ăn ngọn đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đạt hiệu quả cao nhất, lợi nhuận mang lại trên 100 triệu đồng/ha rau thương phẩm. Nông dân thực hiện sản xuất rau an toàn theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP ít có tác động xấu đến môi trường, sản phẩm tạo ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất đáng khuyến khích trong sản xuất hiện nay./.