Như những giải pháp đổi mới đang được tìm kiếm nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm, Tổ chức Liên hiệp quốc đã thông báo rằng họ đang tìm cách áp dụng công nghệ vũ trụ để giúp các quốc gia đối phó với các loại vi rút.
Công nghệ này, theo UN, sẽ theo dõi con đường lây nhiễm của vi rút trong khu vực Châu Á Thái bình dương, nơi mà bị dịch cúm gia cầm tấn công mạnh nhất và thiệt hại về người cũng lớn nhất so với các khu vực khác. Trong tuần này khoảng 60 chuyên gia từ 20 nước trên thế giới sẽ nhóm họp ở Băngkok để thảo luận xem làm thế nào công nghệ vũ trụ có thể giúp theo dõi đường di chuyển của các loài chim di chú, mà theo các chuyên gia đây là nguyên nhân chủ yếu lây lan vi rút H5N1.
Cuộc họp bắt đầu vào thứ 4, do tổ chức Công nghệ thông tin và Vũ trụ của Uỷ ban hợp tác kinh tế Châu Á Thái bình dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) tổ chức. Cuộc họp nhằm tìm ra một vài tiềm năng trong việc sử dụng công nghệ vũ trụ như hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu... Những việc làm này sẽ giúp kiểm soát và xác định đường di chuyển của các loài chim di chú. H5N1 đã làm chết hàng triệu con chim và gia cầm trên toàn thế giới cũng như gây tử vong cho ít nhất 192 người, theo số liệu WHO, hầu hết ở Châu Á. Việc áp dụng công nghệ vũ trụ này như một phần của hệ thống cảnh báo sớm tồng hợp, với hy vọng giúp các quốc gia nghèo đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này.