Trong trường hợp thối trái mà không bị mốc trắng thì có thể dùng thuốc Rhidomyl, Mancozeb, Manzate hoặc Aliette để phun. Nhớ phun thuốc sớm khi vừa nhận ra có trái mắc bệnh, chớ đừng chờ trái bị thối nhiều rồi mới phun thuốc. Trong mùa mưa ẩm, trước đây vườn táo có bệnh này thì nên phun thuốc Aliette ngừa bệnh vào đầu mùa mưa
Nếu do côn trùng, có thể do một loại sâu hay dòi đục vào bên trong trái. Nếu do sâu thì đó là loài bướm nhỏ, hoạt động vào ban đêm, thường đẻ trứng rời rạc vào các trái non, ở gần cuống của trái táo. Sâu có thân mình màu hồng, đầu nhỏ, màu nâu, đục vào trong trái để ăn, thường làm thúi trái. Để phòng trị thì khi mật số sâu cao nên phun thuốc khi trái còn non. Sau đó áp dụng lại nếu thấy còn sâu
Ngoài ra, táo còn bị ruồi tấn công rất nhiều. Ruồi đẻ trứng với lớp da của trái táo. Dòi nở ra sống bên trong làm hư thịt trái, trái bị thúi. Khoảng một tuần dòi đủ lớn, đục vò trái chui ra ngoài, và búng mình xuống đất để làm nhộng. Các vết chích còn là nơi để nấm xâm nhập vào trái táo tiếp theo cũng làm cho trái bị thúi. Đối với ruồi thì có thể dùng các biện pháp sau để phòng và trị:
- Nếu có điều kiện nên thu hoạch trái sớm trước khi chín để tránh ruồi đẻ trứng vào bên trong trái
- Nhặt và tiêu huỷ tất cả các trái thúi, cho vào hố, xong lắp đất lại hay cho thuốc trừ sâu xuống để giết dòi
- Dùng trái chín như mận, táo, ổi bỏ xuống hố thu hút ruồi rồi cho thuốc trừ sâu xuống hố để tiêu diệt
- Dùng thuốc dẫn dụ ruồi đực như Vizubon - Đ, hay Ruvacon làm bẩy treo rải rác trong vườn cũng thu hút được số lượng lớn ruồi đực