Thị trường hạt có dầu
Được đăng : 03/11/2016
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã đưa ra báo cáo tháng 10/06 về diễn biến tình hình một số thị trường hạt có dầu lớn của thế giới vụ 2005/06 (10/05-9/06) và dự báo vụ 2006/07 với những nhận định cụ thể sau.
+ Các thị trường đậu tương chính trên thế giới vụ 2005/06 và dự báo vụ 2006/07
- Vụ 2005/06, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc ước tăng 500.000 tấn, lên đạt 28,2 triệu tấn do nhập khẩu mặt hàng này trong giai đoạn tháng 10/05-8/06 đạt mức kỷ lục 26,5 triệu tấn.
- Sản lượng đậu tương của Mỹ vụ 2005/06 ước giảm 680.000 tấn, còn 83,4 triệu tấn, khiến dự trữ mặt hàng này có thể giảm xuống, còn 12,2 triệu tấn.
- Lượng đậu tương nhập khẩu và được nghiền của Liên minh châu Âu (EU) vụ 2005/06 ước giảm lần lượt 200.000 tấn và 400.000 tấn, xuống còn tương ứng 13,9 triệu tấn và13,25 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng đậu tương nhập khẩu và được nghiền của EU dự đoán sẽ đều tăng lên trong vụ 2006/07.
- Sản lượng và xuất khẩu đậu tương của Mỹ vụ 2006/07 dự báo lần lượt đạt 86 triệu tấn và 31,2 triệu tấn, tăng tương ứng 2,6 triệu tấn và 544.000 tấn so với dự báo tháng 9/06.
-Dự trữ đậu tương toàn cầu cuối vụ 2006/07 dự báo tăng 2,6 triệu tấn, đạt 55,1 triệu tấn.
- Lượng hạt cải dầu được ép của EU vụ 2006/07 có thể tăng 450.000 tấn, đạt 16,1 triệu tấn nhờ sản lượng hạt cải dầu dự đoán đạt 15,5 triệu tấn, tăng 670.000 tấn so với dự báo tháng 9/06.
+ Thị trường hạt có dầu Thái Lan và Trung Quốc
- Thái Lan: tiêu thụ bột prôtêin vụ 2006/07 dự báo tăng
Vụ 2006/07, tiêu thụ bột prôtêin của Thái Lan dự đoán tăng gần 6% so với vụ 2005/06, đạt 4,2 triệu tấn (quy ra bột đậu tương), bằng với mức trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm năm 2003. Dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Thái Lan, gây ra sự suy giảm mạnh về tiêu thụ bột đậu tương, thức ăn prôtêin chủ yếu của gia cầm.
Do nhu cầu tiêu thụ bột prôtêin của thị trường nội địa gia tăng, Thái Lan đã tăng cường nhập khẩu bột đậu tương. Vụ 2005/06, nhập khẩu bột đậu tương của Thái Lan ước đạt 2,04 triệu tấn, chiếm 62% tổng tiêu thụ mặt hàng này tại thị trường nội địa, tăng so với mức 54% vụ trước. Trong vụ 2004/05, nhập khẩu và tiêu thụ bột đậu tương của Thái Lan ước đạt lần lượt 1,73 triệu tấn và 3,2 triệu tấn. Thị trường cung ứng bột đậu tương chính của Thái Lan thời gian này là Braxin, Áchentina và Ấn Độ.
Vụ 2006/07, nhập khẩu bột đậu tương của Thái Lan có thể tăng lên đạt 2,2 triệu tấn bởi một phần do giá cả mặt hàng này trên thị trường quốc tế dự đoán sẽ giảm.
-Trung Quốc: Tiêu thụ dầu thực vật sẽ tăng mạnh trong vụ 2006/07
Trong 4 năm qua tăng trưởng tiêu thụ bột prôtêin của Trung Quốc luôn đạt mức trung bình 10,8%, tuy nhiên, tiêu thụ mặt hàng này dự đoán sẽ chỉ tăng 7% trong vụ 2006/07.
Vụ 2006/07, dự báo tăng trưởng tiêu thụ bột đậu tương của Trung Quốc có thể sẽ đạt mức cao nhất trong khi tiêu thụ các loại bột prôtêin khác hầu như không có nhiều thay đổi. Nhập khẩu bột đậu tương vụ 2006/07 của Trung Quốc có thể tăng lên để có thể đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng của ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Trung Quốc dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi từ 9,5 kg/người vụ 1999/2000, lên đạt 17,1 kg/người vụ 2006/07. Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tại Trung Quốc đã bằng với Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu mức tiêu thụ này đạt bằng Đài Loan thì tổng tiêu thụ dầu thực vật của Trung Quốc có thể đạt 35 triệu tấn vụ 2006/07 thay vì mức 23 triệu tấn như dự đoán trước đây.
Dầu đậu tương và dầu cọ được dự đoán sẽ chiếm 37% thị phần thị trường tiêu thụ dầu thực vật Trung Quốc vụ 2006/07, tăng 10% so với năm ngoái. Thị phần dầu cọ có thể tăng 2% trong năm 2006, đạt 24% và dự đoán tiếp tục tăng 14% vào năm 2007. Hiện nay, thuế nhập khẩu dầu thực vật của Trung Quốc là 9%. Các mặt hàng dầu thực vật khác đều được dự báo tăng vững trong vụ 2006/07. Nhu cầu về dầu cọ của Trung Quốc vụ tới tăng lên chủ yếu nhờ giá cả của mặt hàng này giảm xuống. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển dầu cọ từ các nước xuất khẩu chính như Indonesia và Malaysia đều giảm cũng đã tạo lợi thế cạnh tranh nhất định cho mặt hàng này.
SẢN XUẤT, MẬU DỊCH VÀ DỰ TRỮ CÁC LOẠI DẦU THỰC VẬT CHÍNH THẾ GIỚI
(Đơn vị: triệu tấn-Nguồn-USDA)
Vụ 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07* 2006/07**
Sản lượng
Cùi dừa 5,12 5,38 5,59 5,79 5,19 5,19
Hạt bông 32,67 35,60 45,40 42,51 42,84 43,24
Nhân cọ 7,76 8,43 9,51 9,88 10,40 10,40
Lạc 30,83 32,78 33,39 33,78 31,46 31,47
Hạt cải dầu 32,91 39,43 46,14 48,55 45,72 46,40
Đậu tương 197,03 186,77 215,95 218,04 221,89 224,59
Hạt hướng dương 23,93 26,76 25,30 29,77 28,99 29,11
Tổng cộng 330,26 335,16 381,29 388,31 386,49 390,39
-Nhập khẩu
Cùi dừa 0,07 0,07 0,13 0,09 0,09 0,09
Hạt bông 0,86 0,88 0,97 1,05 0,97 0,89
Nhân cọ 0,03 0,10 0,12 0,15 0,11 0,11
Lạc 1,71 1,66 1,77 1,74 1,67 1,67
Hạt cải dầu 4,04 5,25 5,06 6,93 7,11 6,91
Đậu tương 63,11 54,16 63,60 64,24 69,42 69,69
Hạt hướng dương 1,71 2,61 1,46 1,66 1,66 1,72
Tổng cộng 71,53 64,73 73,11 75,86 81,01 81,08
Xuất khẩu
Cùi dừa 0,11 0,08 0,14 0,11 0,10 0,10
Hạt bông 0,86 0,89 0,99 1,09 0,90 0,94
Nhân cọ 0,06 0,07 0,10 0,13 0,13 0,13
Lạc 1,93 1,99 2,27 1,93 1,84 1,82
Hạt cải dầu 4,13 5,52 5,09 7,08 7,12 6,97
Đậu tương 61,18 55,80 64,54 64,45 70,08 70,67
Hạt hướng dương 1,84 2,72 1,55 2,08 2,04 2,04
Tổng cộng 70,11 67,07 74,68 76,86 82,20 82,67
Sản lượng hạt có dầu nghiền
Cùi dừa 5,01 5,30 5,54 5,70 5,22 5,22
Hạt bông 24,41 26,28 32,63 31,70 32,56 32,74
Nhân cọ 7,68 8,37 9,45 9,85 10,26 10,26
Lạc 14,35 15,58 15,69 15,97 15,08 15,08
Hạt cải dầu 31,62 36,55 40,66 44,38 45,32 45,81
Đậu tương 165,69 163,60 175,76 184,19 190,77 191,23
Hạt hướng dương 20,08 22,71 22,35 25,44 25,39 25,59
Tổng cộng 268,83 278,38 302,08 317,23 324,60 325,94
Dự trữ cuối vụ
Cùi dừa 0,05 0,09 0,08 0,11 0,03 0,03
Hạt bông 0,41 0,56 1,00 1,00 0,74 0,72
Nhân cọ 0,15 0,17 0,18 0,14 0,16 0,16
Lạc 0,71 0,87 1,08 1,31 0,79 0,82
Hạt cải dầu 1,78 1,75 4,26 5,07 2,46 2,81
Đậu tương 43,06 38,56 48,18 52,08 52,49 55,06
Hạt hướng dương 1,31 1,86 1,41 1,76 1,54 1,48
Tổng cộng 47,48 43,86 56,19 61,46 58,21 61,07
Chú thích: *: Dự báo trong tháng 9/06; **: Dự báo trong tháng 10/06