00:00 Số lượt truy cập: 2999651

Thu trên 200 triệu đồng từ nuôi ong Ý 

Được đăng : 03/11/2016

Trong chuyến công tác về huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu phong trào nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi của địa phương, chúng tôi được giới thiệu tới thăm mô hình kinh tế nuôi o­ng Ý kết hợp vườn đồi của gia đình anh Hoàng Văn Đức ở thôn Thủm, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động. Bằng cách làm mới, anh Đức đã tìm ra cho mình hướng thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay chính trên chính mảnh đất quê hương mình.


Khi chúng tôi đến cũng là lúc anh Đức đang kiểm tra các đàn o­ng của mình, nhanh tay đậy thùng o­ng vừa kiểm tra xong anh lại bắt đầu mở tiếp thùng o­ng bên cạnh, anh bảo công đoạn kiểm tra đàn o­ng cũng là một trong những kỹ thuật căn bản để nuôi o­ng thành công. Vừa làm anh Đức vừa chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo lại thuộc xã vùng cao khó khăn, quê anh chỉ có cây sim cây mua, ruộng cấy lúc hạn hán, lúc lũ lụt ngập úng cho nên người dân quê anh dù lam lũ vất vả nhưng vẫn đói nghèo. Trước đây gia đình anh sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thu nhập thấp với bốn nhân khẩu trong gia đình, hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ lại đang trong độ tuổi đi học. Là lao động chính trong nhà anh Đức nhiều đêm trăn trở làm thế nào để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng chính sức lao động và trí óc của mình. Từ suy nghĩ ấy, anh đã đi tham quan học hỏi gần xa để tìm hiểu về các mô hình kinh tế, các loại giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác ở một xã vùng cao như quê anh. Năm 2000, anh Đức quyết định chuyển sang mô hình vườn đồi kết hợp với nuôi o­ng, trong đó lấy nghề nuôi o­ng làm thế mạnh chính. Khi bắt tay vào nuôi, loài o­ng mà anh chọn nuôi là o­ng Ý, giống có thể cho năng suất cao, mật ngọt và thơm hơn các giống o­ng khác quanh vùng.

Khởi nghiệp ban đầu, anh nuôi 3 thùng o­ng, do kỹ thuật còn hạn chế nên năm đầu tiên sản lượng mật đem lại không cao, không nản lòng anh Đức vừa nuôi o­ng vừa tự mình mày mò nghiên cứu qua sách báo, học hỏi kỹ thuật nuôi o­ng Ý. Vừa nuôi vùa rút kinh nghiệm, từ 3 thùng o­ng ban đầu, anh nhân lên thành 10 thùng và nay đã là 300 thùng. Anh Đức cho biết: Một đàn o­ng Ý có thể sản xuất ra từ 10 đến 12 kg mật/năm, với giá bán trung bình 60 - 65 nghìn đồng/kg. Năm đầu tiên, nếu đầu tư khoảng 100 thùng giống và chi phí dưỡng o­ng cho đến khi thu mật hết khoảng 60 triệu đồng, cuối vụ có thể thu được 80 triệu đồng tiền mật o­ng. Như vậy, trừ chi phí người nuôi có lãi khoảng 20 triệu đồng và có được số thùng o­ng, phấn, sáp và giống o­ng để cho vụ sau. Nuôi o­ng càng về lâu dài, số lãi sẽ càng lớn và chi phí cũng thấp đi nhiều lần so với thời điểm bắt đầu nuôi. Hiện nay, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi năm gia đình anh Đức thu nhập trên 200 triệu đồng từ tiền bán mật. Nuôi o­ng cũng không tốn nhiều công sức như những nghề khác chỉ cần nắm được kỹ thuật, chịu khó, kiên trì là có thể nuôi được, quan trọng là phải chú ý quan tâm đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các đàn o­ng, bởi chúng dễ bị nhiễm bệnh thối ấu trùng mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Đặc biệt vào mùa đông phải chăm sóc kỹ lưỡng vì mùa này không có mật hoa, chúng thường bị đói nên người nuôi cần bổ sung đường làm thức ăn cho o­ng. Việc quản lý đàn o­ng cũng phải được quan tâm trong 4 mùa, để tránh chia đàn, vào mùa hè nhất thiết phải cắt cánh o­ng chúa cho khỏi bay. Để o­ng đẻ khỏe và cho nhiều mật, thì mỗi năm phải thay o­ng chúa một lần.

Ngoài nuôi o­ng lấy mật, anh còn tách đàn, bán cầu o­ng giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho các hộ có nhu cầu nuôi. Từ đầu năm 2011 đến nay, gia đình anh đã cung cấp trên 100 cầu o­ng mới cho các hộ dân trong và ngoài xã, mỗi cầu o­ng có giá bán dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng. Sơn Động là địa phương có nhiều diện tích đất rừng tự nhiên, khí hậu mát mẻ và đa dạng các loại cây ăn trái, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng nghề nuôi o­ng. Đặc biệt, những hộ nghèo cũng có thể nuôi o­ng để phát triển kinh tế gia đình từ việc nuôi vài ba thùng o­ng ban đầu rồi nhân đàn lên. Bên cạnh việc nuôi o­ng mật là nguồn thu nhập chính của gia đình, anh Đức còn đầu tư vào trồng cây ăn quả và trồng rừng, hiện gia đình anh trồng và chăm sóc hơn 4 ha bạch đàn và keo lai nay đã được 4 năm tuổi, ước tính có thể cho thu hoạch khoảng trên 100 triệu đồng.

Từ một hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã, bằng sự năng động trong cách nghĩ, cách làm mới, anh Đức đã từng bước đưa gia đình mình thoát khỏi cảnh nghèo đói, là tấm gương sáng trong lao động sản xuất để mọi người học tập, làm theo.