Để phát triển kinh tế, ông đã chọn hướng phát triển chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” trong đó mũi nhọn trong phát triển kinh tế của gia đình là chăn nuôi khép kín, tận dụng nguồn phân chuồng để làm phân bón cho cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, ông Diên còn tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng. Được một số vốn ông quyết định mở cửa hàng nhỏ bán tạp hóa và mua máy phay, máy bừa để phục vụ sản xuất và làm thuê cho nhân dân trong xã. Bằng sự chịu khó và hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, đến nay tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông từ 70 triệu đến 100 triệu đồng.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình mình, thương binh Cà Văn Diên còn giúp đỡ các hội viên CCB còn khó khăn trong tạo việc làm, tiền vốn để họ vươn lên trong cuộc sống. Ông vận động bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu, vật nuôi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với việc bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Sự nỗ lực của ông đã được các cấp, các ngành, đồng đội và đặc biệt là người dân trong xã ghi nhận với 1 Huân chương hạng nhì, 2 kỉ niệm chương của Hội CCB Việt Nam, 2 Huân chương của nước bạn Lào và đặc biệt được huyện Mường ảng khen thưởng là thương binh làm kinh tế giỏi…
Mô hình kinh tế của thương binh Cà Văn Diên là địa chỉ tin cậy của nhiều hội viên cựu chiến binh đến tham quan, học tập.