00:00 Số lượt truy cập: 3079268

Tiềm năng mặt nước phát triển cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng 

Được đăng : 03/11/2016
Hiện nay, Lâm Đồng có khoảng 200 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, với diện tích mặt nước 15.000 ha. Trong đó, có khoảng 74 hồ chứa, 94 đập nước phục vụ thuỷ lợi và thuỷ điện kết hợp với nuôi trồng thủy sản.


Từ đặc điểm của cá hồi vân và cá tầm so sánh với điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng cho thấy, đây là tỉnh có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi cá nước lạnh. Theo các nhà chuyên môn, vùng nuôi cá hồi vân của Lâm đồng được xác định chủ yếu ở các huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt và một phần của huyện Đam Rông. Hình thức nuôi hiện nay là nuôi trong ao nước chảy với nguồn nước tận dụng chủ yếu từ các nguồn nước suối từ những cánh rừng chảy ra, chưa áp dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến (quạt nước, sục khí oxy, nuôi trong hệ thống tuần hoàn...) thì nếu khai thác hết tiềm năng cũng có thể cho sản lượng trên 1.000 tấn/năm. Trong khi cá tầm có thể nuôi trên vùng rộng hơn, từ thị xã Bảo Lộc, Bảo Lâm trở lên và có thể nuôi trong ao hồ nhỏ và đặc biệt là nuôi lồng trên hồ chứa. Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy 1 lồng nuôi cá tầm diện tích 140 m2 sâu 3m, có thể nuôi được 800con, trọng lượng sau 2 năm đạt bình quân 3 kg sẽ cho sản lượng khoảng 2-3 tấn. Nếu tận dụng hết tiềm năng có thể cho sản lượng cá thương phẩm lên đến hàng ngàn tấn/năm, chưa kể các sản phẩm khác như trứng cá.