00:00 Số lượt truy cập: 3080997

Tin vắn về xuất nhập khẩu gạo thế giới 

Được đăng : 03/11/2016
Philippine: cho phép tư nhân nhập khẩu 163.000 tấn gạo

Philippine sẽ cho phép các công ty tư nhân nhập khẩu 163.000 tấn gạô trong năm nay, đưa tổng khối lượng nhập khẩu của nước NK lớn nhất thế giới này năm 2010 lên kỷ lục 2,4 triệu tấn. Năm vừa qua, lĩnh vực tư nhân Philippine đã mua 200.000 tấn gạo.
Kỷ lục nhập khẩu gạo trước đây của Philippine là vào năm 2008, với 2,3 triệu tấn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippine, Arthur Yap, cho biết Chính phủ nước ông đã mua đủ gạo cho năm 2010, và nói rằng Manila sẽ rời khỏi thị trường từ lúc này.

Cămpuchia: xuất khẩu 20.000 tấn gạo mỗi năm sang EU
Mỗi năm, Cămpuchia xuất khẩu khoảng 20.000 tấn gạo Neang Malis (Hương nhài) sang các thị trường Liên minh Châu Âu (EU). Hiện giá gạo xuất khẩu của EU vào khoảng 1.080 USD/tấn và các thị trường chính là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Thuỵ Sỹ.
Gạo được thu mua từ các tỉnh Kampong Speu, Kandal, Takeo, và Kampot.

Pakistan: xuất khẩu gạo tăng 10%
Pakistan đã xuất khẩu 1,4 tỷ USD gạo trong năm vừa qua, tăng 10% so với năm trước đó.
Trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu gạo Pakistan đạt khoảng 0,19 triệu tấn.

Indonesia: sẵn sàng xuất khẩu gạo sang Ấn Độ
Ấn Độ bắt đầu các cuộc thương lượng liên chính phủ với motọ số nước sản xuất gạo, trong đó có Indonexia, về khả năng nhập khẩu gạo, và đại sứ Indonexia ở Ấn Độ, Andi M Ghalib, cho biết nước ông đã sẵn sàng xuất khẩu gạo sang Ấn Độ, song chưa nhận được thông tin phản hồi nào từ phía Ấn Độ.
Các công ty Ấn Độ đang tỏ ra rất quan tâm tới việc nhập khẩu gạo phi – basmati của Indonexia.
Sản lượng gạo Indonexia năm nay dự kiến đạtg 66,8 triệu tấn, tăng 4,45% so với năm ngoái, nhờ diện tích gieo trồng tăng.

Thái Lan – Philippine: Manila chào mua hợp đồng gạo miễn thuế
Philippine đã chào mua 370.000 tấn gạo miễn thuế của Thái Lan mỗi năm để bù lại cho việc Philippine từ chối giảm thuế hoàn toàn cho việc nhập khẩu gạo theo Hiệp định tự do mậu dịch trong khu vực.
Theo Hiệp định tự do mậu dịch Asean (bao gồm Brunei, Cămpuchia, Indonesia, Philippines, Lào, Myanmar, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), thuế nhập khẩu gạo vào Philippine giảm xuống 20% so với 40% trước đây, áp dụng từ 1/1/2010.
Song với lý do đây là sản phẩm nhạy cảm nên Manila chỉ chấp nhận giảm xuống mức 35%.

Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 8,57 triệu tấn gạo trong năm 2009, nhưng chỉ khoảng 140.000 tấn sang Philippine. Trong khi đó, Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, lại thắng thầu phần lớn trong cả 3 gói thầu tổng cộng 1,8 triệu tấn mà Philippine tiến hành mua. Gạo sẽ được giao trong quý I năm nay.

Cămpuchia: đặt mục tiêu xuất khẩu 700.000 tấn gạo trong năm 2010
Theo chính phủ các thương gia Cămpuchia, nước này có thể sẽ xuất khẩu tới 700.000 tấn gạo trong năm nay.
Nước này đang nỗ lực với mục tiêu trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Cămpuchia đã xuất khẩu 500.000 tấn gạo trong năm 2008. Hiện chưa có con số về năm 2009.
Nhu cầu gạo Đông Nam Á đang tăng trên thị trường Trung Đông và Philippine.

Ấn Độ: Đơn đặt hàng xuất khẩu gạo giai đoạn tháng 4 – 12 tăng 43,75%
Các hợp đồng xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ trong 9 tháng đầu tài khoá này đã vượt 2,3 triệu tấn, tăng 43,75% so với 1,6 triệu tấn cùng kỳ năm trước đó.
Trong cả tài khoá 2008/09, hợp đồng xuất khẩu loại gạo này đạt 2,3 triệu tấn.

Ai Cập: cấp giấy phép xuất khẩu 128.000 tấn gạo
Uỷ ban Xuất khẩu Nông sản Ai Cập cho biết nước này đã cấp giấy phép cho 55 công ty xuất khẩu tổng cộng 128.000 tấn gạo trước khi kết thúc tháng 2.

Thái Lan – Trung Quốc – Malaysia: thương lượng về việc bán gạo
Thái Lan đang thương lượng về việc bán 250.000 tấn gạo dự trữ theo các hợp đồng liên chính phủ với Malaysia và Trung Quốc.
Malaysia cho biết họ muốn mua 100.000 – 150.000 tấn gạo 5% tấm.
Hiện gạo 5% tấm có giá khoảng 590 USD/tấn trong khi gạo 100% B có giá 615 USD/tấn.
Thái Lan cũng đang thương lượng với Trung Quốc về việc bán gạo nếp từ kho dự trữ. Trung Quốc muốnmua khoảng 60.000 – 100.000 tấn gạo này. Gạo nếp của Thái hiện có giá khoảng 607 USD/tấn.

Thái Lan: mở thầu 375.000 tấn gạo từ kho dự trữ
Theo Vụ trưởng Vụ Ngoại thương Bộ Thương mại Thái Lan, Wichak Wisetnoi, nước này sẽ mở thầu xuất khẩu 375.000 tấn gạo từ kho dự trữ 6 triệu tấn của chính phủ vào ngày 21/1, trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt mà nhu cầu vẫn cao.
Các nhà giao dịch và các nhà xuất khẩu hoan nghênh quyết định của Chính phủ Thái Lan, khi cho rằng điều này sẽ không có tác động lớn đến giá gạo và sẽ hỗ trợ thị trường gạo xuất khẩu của nước này.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Chookiat Ophaswongse, cho biết giá gạo có thể sẽ giảm nhẹ, do tác động về tâm lý trong ngắn hạn.
Giá gạo trắng loại B 100 của Thái Lan ổn định ở mức 590 USD/tấn trong ngày 18/1, trong khi gạo trắng 5% tấm được giao dịch ở mức 560 USD/tấn.

Irắc: thương lượng mua 60.000 tấn gạo của Việt Nam
Theo nguồn tin thương mại của Irắc, Cơ quan ngũ cốc của nước này đang tiến tới thỏa thuận mua 60.000 tấn gạo của Việt Nam giao tháng 1/09. Nếu thương lượng hoàn tất thì đây sẽ là thương vụ buôn bán gạo lớn đầu tiên giữa hai nước trong vòng 5 tháng qua.
Hiện chưa có chi tiết về giá trị các hợp đồng mua gạo Việt Nam của Irắc, sau khi việc mở thầu mua 30.000 tấn gạo Việt Nam của Irắc kết thúc hôm 16/11. Lẽ ra đợt đấu thầu này có thời hạn đến ngày 20/11, song phía Irắc cho biết họ không muốn trì hoãn quyết định mua gạo của một nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới.

Hàn Quốc: mở thầu mua gạo Trung Quốc
Ngày 17/11, Công ty thương mại Nông-Ngư nghiệp Hàn Quốc cho biết nước này dã quyết định mở thầu mua 85.408 tấn gạo lức của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến trưa giờ địa phương ngày 21/11 tới. Đây là một phần trong việc thực hiện hạn ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc theo thỏa thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dự kiến, số gạo này sẽ được giao làm ba đợt tại các cảng khác nhau của Hàn Quốc vào các ngày 10/3/09, 31/3/09 và 30/4/09.

Iran: sẽ phải nhập khẩu gạo
Bộ trưởng Thương mại Iran Massoud Mirkazemi vừa cho biết Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo trung bình 1,2 triệu tấn mỗi năm và cần thiết phải nhập khẩu để bù vào lượng gạo thiếu hụt này.
Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của Iran - quốc gia có 70 triệu dân và là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới. Trong những năm qua, Iran luôn nỗ lực tự túc đủ lương thực, song mục tiêu này không hoàn thành do chịu hạn hán nặng trong năm nay.

Nhật Bản: sẽ đấu thầu mua 58.000 tấn gạo
Nhật Bản vừa tổ chức đấu thầu thường niên vào ngày 15/1 nhằm tìm mua 58.000 tấn gạo để sử dụng trong chế biến thực phẩm và nấu rượu.

Qan chức thuộc Bộ Nông nghiệp Nhật cho biết theo tính toán, Bộ sẽ mua 13.000 tấn gạo của Mỹ; 15.000 tấn gạo của Thái Lan và số còn lại chưa xác định mua của nước nào.
Nhật Bản sản xuất gạo đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, song hàng năm họ vẫn mua thêm khoảng 770.000 tấn gạo của nước ngoài (tương đương với 9% lượng tiêu thụ trong nước) như là một phần trong thỏa thuận buôn bán quốc tế.

Ấn Độ: có thể không phải nhập khẩu gạo
Các quan chức Ấn Độ cho hay tính đến ngày 1/1/2010, dự trữ gạo của Chính phủ Ấn Độ đã lên tới 24,3 triệu tấn, nhiều gấp đôi mục tiêu đặt ra là 11,8 triệu tấn, cho dù việc thu mua gạo đã giảm 1,1% kể từ khi bắt đầu tài khóa 2009-2010 (bắt đầu trong tháng 10/2009).

Các nhà kinh doanh cho rằng dự trữ cao sẽ tránh cho Ấn Độ khỏi phải nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Ấn Độ là nước sản xuất gạo nhiều thứ hai thế giới, song họ đang đứng trước nguy cơ phải nhập khẩu lương thực do mùa màng bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.

Sản lượng gạo vụ hè của Ấn Độ dự kiến giảm 15,3 triệu tấn so với vụ trước xuống 71,65 triệu tấn sau đợt hạn hán được coi là tồi tệ nhất kể từ năm 1973 trong tháng 6 và 7/2009.