00:00 Số lượt truy cập: 2669006
Tin vắn

Nông nghiệp phía Bắc hối hả khởi động sau mưa lũ

Bạt phủ trắng cánh đồng ươm của xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), nơi cung cấp giống rau chủ lực cho 32 xã trong huyện và các địa phương lân cận. Bà con nông dân phía Bắc đang hối hả gieo hạt, chuẩn bị giống và làm đất trồng rau màu.


Ứng dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp

Đắc LắcĐắc Lắc đã ứng dụng tốt các chế phẩm vi sinh vật thế hệ mới vào sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đắc Lắc có hàng chục cơ sở sản xuất ứng dụng trên 10 dây chuyền công nghệ chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, với sản lượng mỗi năm từ 18.000 - 20.000 tấn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắc Lắc đã chuyển giao quy trình kỹ thuật ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật thế hệ mới này đến với các hộ gia đình bà con nông dân để tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp như vỏ trấu quả cà phê, thân cùi ngô sản xuất phân hữu cơ bón lại cho cây cà phê. Cán bộ khoa học kỹ thuật của Sở đã về tận các thôn, buôn hướng dẫn cụ thể cho đồng bào từ cách chọn nguyên liệu vỏ trấu quả cà phê đến kỹ thuật lên men, ủ, thời gian ủ...Từ thực tế, việc ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật thế hệ mới vào sản xuất phân hữu cơ vi sinh đã thay thế cho một phần đáng kể phân hoá học, góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thiệt hại do sâu bệnh, nhất là tăng độ phì , tạo cân bằng vi sinh vật cho đất...Nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc trồng cà phê ở các huyện Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Năng, Krông Búk sau khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ vỏ trấu cà phê bón cho cây cà phê vẫn đạt năng suất cao từ 2,5 - 3 tấn cà phê nhân/ha của niên vụ cà phê 2008-2009.


Nuôi gà không dùng thuốc

Tập đoàn Skylark đã xây dựng một trang trại hiện đại ở phía bắc của tỉnh Rajasthan, Ấn Độ để nuôi gà mà không cần dùng bất cứ một loại kháng sinh nào trong suốt quá trình chăn nuôi. Có thể nói đây là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp gà thịt không dùng thuốc ở Ấn Độ.


Nguy cơ mất vụ đông đã hiển hiện

So với những năm trước, diễn biến sản xuất vụ đông năm nay trên địa bàn tỉnh ta đang trở lên hết sức khó khăn. Trước tình hình mưa lũ kéo dài vừa qua đã làm ngập úng hàng trăm ha cây trồng các loại cây như ngô, đậu tương.


Khủng hoảng tài chính gây thiệt hại cho thị trường nông nghiệp

Trong ấn phẩm thường niên tựa đề “Triển vọng lương thực”, FAO công bố sản lượng lương thực thế giới dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay do giá cả lương thực tăng cao thúc đẩy sản xuất và điều kiện thời tiết thuận lợi.


Khuyến cáo nông dân không nên phát triển ồ ạt giống lúa thơm vụ đông xuân 2008-2009

Trong những ngày qua, trước thông tin về lúa thơm của nước bạn Campuchia được chuyển về Việt Nam qua tỉnh An Giang bán được giá, dễ tiêu thụ, nên nhiều nông dân ở Cần Thơ muốn gieo sạ vụ đông xuân 2008- 2009 bằng giống lúa thơm. Ngành nông nghiệp Cần Thơ đã khuyến cáo nông dân trong vùng nên giữ vững thời vụ xuống giống và tuân thủ cơ cấu giống lúa đã được xác định để xuống giống diện tích 90.300 ha lúa vụ đông xuân 2008- 2009.


Trù phú một vùng quê

Nếu một lần ghé thăm thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái) hẳn du khách sẽ ngạc nhiên bởi tận nơi đất cằn đá sỏi ấy lại có một vùng quê trù phú đến như vậy.


Nông dân làm gì khi lúa thơm Campuchia tràn sang?

Gần một trăm câu hỏi của bạn đọc đã gửi về giao lưu trực tuyến với chủ đề nói trên. Do thời gian có hạn và nhiều câu hỏi trùng nhau nên các vị khách mời chỉ trả lời được 1/3 số câu hỏi.


Ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm, chiều 18-11, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Thú y Hoàng Văn Năm cho biết, thời tiết mưa lũ thất thường có thể làm phát sinh và phát tán các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, nhất là những đàn chưa tiêm phòng.


Chuồng heo... chờ giá!

Mấy ngày qua, giá heo hơi ở ĐBSCL tăng nhẹ (3,1 - 3,2 triệu đồng/tạ) so với cách đây trên 1 tháng (dưới 3 triệu đồng/tạ). Tuy nhiên, so với thời điểm đầu năm 2008 (khoảng 4,5 triệu đồng/tạ) vẫn còn thấp hơn nhiều.


<< < 291 292 293 294 295 > >>