Anh Bệ chăm sóc đàn heo rừng Anh Bệ nói, khi nhà nước khuyến khích đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, việc cày bừa và kéo lúa bằng sức trâu bị ế ẩm. Đến năm 1997 anh thấy trâu có giá nên bán mua được 5 công đất. Lúc đó đất ở vùng này còn hoang hóa, giá chỉ 1,5-2 cây vàng là mua được 1 ha. Mỗi năm gia đình của anh Năm Bệ lại tích góp mua thêm ruộng đến nay anh có trong tay 6,5 ha. Năm 2000 anh được chọn đi tham quan học hỏi một số mô hình làm ăn mùa nước nổi ở An Giang. Tham quan về anh bỏ ra số tiền gần 100 triệu đồng để làm bờ bao khép kín được 3,5 ha. Đầu tiên anh trồng màu và kết hợp làm lúa vụ 3, mỗi năm đem lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Sau đó anh tiếp tục nuôi bò trên 30 con, cộng thêm 8 công đất đào ao nuôi cá chép, cá mè vinh, cá tai tượng và nuôi heo rừng lên đến 60 con. Tất cả các mô hình chăn nuôi đều trong phạm vi đê bao, lợi nhuận gần tỷ đồng mỗi năm. Sản xuất trong đê bao không sợ bị lũ, vả lại trồng được vụ nghịch giá cao hơn ở các vụ khác. Hiện nay, ao cá của anh đang chuẩn bị xuất bán, ước lượng trên 20 tấn cá các loại, bán thu 130 triệu đồng chắc ăn. Mô hình của anh Năm Bệ khiến nhiều người tìm đến học hỏi. 8 công đất nằm trong bờ bao sau khi thu hoạch cá, anh tận dụng hầm để trồng hoa màu, sau khi vụ màu xong lại tiếp tục xuống vụ lúa, thu hoạch lúa thì đến thả vụ cá mới. Hiện nay, mô hình của anh được UBND tỉnh cấp phép nâng lên thành trang trại chăn nuôi. Sắp tới đây anh Năm Bệ sẽ mở rộng diện tích bờ bao thêm để thành lập trang trại qui mô nuôi hàng trăm con heo rừng và nuôi bò sữa. Ông Huỳnh Huy Hoàng, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp đánh giá: Đây là mô hình sáng tạo tiêu biểu trong tỉnh cần nhân rộng. |