Sâm NL tự nhiên ở nước ta phân bố chủ yếu ở 2 bên sườn núi Ngọc Linh (thuộc 2 huyện Trà My, Quảng
Loại sâm này được đưa vào Sách Đỏ Việt
Để bảo tồn nguồn gen này, năm 2006, Sở KH&CN Kon Tum đã đề xuất với TS Dương Tấn Nhựt (Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, chủ nhiệm đề tài) xây dựng đề án nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm NL. Tổng kinh phí cho dự án là 1,7 tỷ đồng trong 4 năm (2008 - 2011), nhằm xây dựng quy trình nhân giống với số lượng lớn và sản xuất sinh khối in vitro.
Theo TS Dương Tấn Nhựt, đề án này mang tính rủi ro khá cao vì từ trước đến nay chưa có cây sâm (nhân giống vô tính in vitro) nào sống sót sau khi đưa ra trồng ở môi trường tự nhiên. Lần đầu tiên những cây sâm cấy mô có thể sống sót được ở giai đoạn sau ống nghiệm bằng việc sử dụng phương pháp phát sinh phôi vô tính thực vật.
Bằng phương pháp trên, sau 2 - 3 tháng nuôi cấy, có thể thu nhận cây con trong ống nghiệm với cả củ nhỏ và bộ rễ phát triển mà các kỹ thuật nhân giống in vitro khác không thể thực hiện được. Trong năm 2007 - 2008, Viện đã đem trồng thử nghiệm một số cây giống đầu tiên tại Viện và trồng ở núi Ngọc Linh (Kon Tum). Qua khảo sát tỷ lệ sống của cây đạt hơn 50% và củ tăng sinh khá tốt, trong năm 2009 đề tài sẽ cung cấp thêm một số lượng lớn cây giống để tìm hiểu khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng.
Song song với nhân giống vô tính cây sâm NL, đề tài nghiên cứu cũng đã thực hiện nhân sinh khối rễ cây sâm NL bằng hệ thống nuôi cấy bioreator nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu rễ thứ cấp in vitro thay vì trồng trong điều kiện tự nhiên.
Trung tâm Sâm và dược liệu Tp.HCM đã phân tích hàm lượng hoạt chất có trong sinh khối rễ và các nguồn sinh khối in vitro khác, kết quả thu được cho thấy các hoạt chất chính có trong cây sâm NL đều có trong các mẫu phân tích và những chất này thông thường chỉ có khi trồng cây sâm tự nhiên từ 4 - 5 năm.
Đề án nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm NL đã mở ra một hướng mới trong sản xuất nguyên liệu sâm NL. Vì sâm NL có tác dụng tăng lực, chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào gan và có tác dụng chống viêm. Sản phẩm sinh khối này có thể bào chế các loại viên tăng lực, trà tan, kem dưỡng da...
Sâm mang lại giá trị kinh tế khá cao, hiện nay giá sâm trên thị trường khoảng 36.000.000 đồng/kg nên có khá nhiều đơn vị quan tâm đề nghị triển khai, nhưng điều kiện và môi trường của nó chỉ phù hợp với những nơi có độ cao và điều kiện khí hậu đặc biệt. Vì vậy, cần triển khai thêm những dự án nghiên cứu để nhân rộng mô hình trồng cây sâm NL ở những nơi có khí hậu phù hợp.