00:00 Số lượt truy cập: 3082680

Vì sao trái cây Việt “lép vế” ngay trên sân nhà? 

Được đăng : 03/11/2016
Tiềm năng trái cây nước ta rất phong phú về chủng loại cũng như các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhưng trên thực tế mấy năm gần đây chúng ta vẫn chưa phát huy hết thế mạnh này cho xuất khẩu, thậm chí ngay trên sân nhà, các sản phẩm ngoại vẫn ồ ạt đổ bộ khiến cho trái cây nội càng ngày càng bị lép vế.

Tiềm năng trái cây của nước ta lớn nhưng vẫn chưa phát huy hết

Trái cây Việt “ lép vế” ngay trên sân nhà.

Chưa kể chính xác số lượng nhập khẩu trái cây ngoại vào Việt Nam tăng mạnh hàng năm, chỉ cần dạo qua một vòng các chợ và siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh cũng đủ thấy sự hiện diện “ lấn át” của trái cây ngoại nhập. Tại các chợ Bến Thành, Bà Chiểu, Thủ Đức… trái cây nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ… như nho, táo, dưa hấu được bày bán rất nhiều với mẫu mã đẹp và đủ loại giá khác nhau. Không chỉ có tại các chợ mà ngay trong các siêu thị lớn như Co.op mart, Big C, Citimart… các loại trái cây ngoại cũng chiếm một thì phần đáng kể. Đơn cử như nho Mỹ có giá 90.000 đồng/kg, xoài Thái 30.000 đồng/kg, cam Úc 50.000 đồng/kg, lê đỏ Thái Lan 100.000 đồng/kg… tất cả đều bán chạy hơn so với các loại trái cây cùng loại của Việt Nam. Trong khi đó nước ta là nước nhiệt đới những loại trái cây này không hề thiếu giá lại tương đối rẻ nhưng ngoài thị trường các sản phẩm trái cây ngoại cùng loại vẫn ồ ạt đổ bộ khiến nhiều loại trái cây trong nước đang dần mất đi thị phần.

Theo thống kê của Hiêp hội rau hoa quả Việt Nam: 7 tháng đầu năm 2009 các loại trái cây ngoại nhập vào Việt Nam tăng mạnh so với 2008 cả về số lượng lẫn kim nạgch nhập khẩu. Trong đó nhiều nhất phải kể tới là mít với số lượng nhập 2,1 nghìn tấn và kim ngạch đạt 229,7 nghìn USD, tăng 92,8% về lượng và 105,5% về kim ngạch so với cùng kỳ 2008. Kế đến là kim ngạch nhập khẩu dưa vàng, dưa lê và dưa hấu cũng tăng mạnh so với cùng kỳ 2008. Tổng lượng nhập khẩu dưa các loại đạt 6,9 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,1 triệu USD, tăng 35% về lượng và 34,3% về kim ngạch. Ngoài những mặt hàng nhập khẩu chính kể trên thì kim ngạch nhập khẩu một số chủng loại hoa quả khác như bưởi, dừa, dứa, ổi, quả la hán, quả hạnh cũng tăng khá mạnh, đặc biệt là quả hạnh tăng rất mạnh tới 760,2%. Con số này khẳng định nhu cầu trái cây trong nước rất lớn nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong nước chỉ mải lo xuất khẩu nên đã bỏ trống “sân nhà” và tạo đà cho hàng ngoại lấn át.

Nguyên nhân nào?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người tiêu dùng lựa chọn trái cây ngoại là do các sản phẩm này có màu sắc đẹp, chất lượng ổn định, giá cả thì phong phú đủ lọai nên cũng phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư với thu nhập khác nhau. Thêm vào đó là do trái cây ngoại có phần bắt mắt hơn so với hàng nội bởi công nghệ xử lý của họ hiện đại, quy trình bảo quản trái cây sau thu hoạch tốt nên nhìn màu sắc luôn tươi tắn hơn so với hàng nội. Điều này cũng dễ dàng lý giải tại sao, mặt hàng trái cây của nước ta có nhiều ưu đãi như: giống trái cây ngon, lao động rẻ nhưng giá bán trong nước cũng như xuất khẩu vẫn thuộc vào loại đắt nhất trong khu vực.

Với gần 86 triệu dân như hiện nay thì việc giữ vững chỗ đứng ngay trên sân nhà là một lợi thế rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam vì muốn xuất khẩu tốt trước hết phải tạo niềm tin cho chính dân nước mình. Theo dự báo của Hiệp hội trái cây Việt Nam, nhu cầu về rau quả của thế giới sẽ tăng 3,6%/năm. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây ra thị trường thế giới, cần đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, đảm bảo chất lượng giống cây, đầu tư cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời tạo điều kiện cho bà con nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn, hiện đại để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết, nhiều khi khách hàng nước ngoài đặt mua hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn trái cây mỗi đợt, thế nhưng chúng ta không đủ sản phẩm để bán. Hơn nữa, bạn hàng nước ngoài yêu cầu về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, trong khi đây lại là điểm yếu nhất của trái cây Việt Nam. Tất cả nguyên do đều xuất phát từ việc chúng ta chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung và chưa tạo dựng được mối liên kết 4 nhà một cách chặt chẽ.